Rate this post

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là gì? Một số biểu hiện của căn bệnh này là gì? Bệnh này có nguy hiểm không và đã có thuốc đặc trị hay chưa? Trên đây là một số câu hỏi thường gặp của người chăn nuôi về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà. Cùng đá gà trực tiếp Thomo360 tìm hiểu về bệnh và giải đáp những câu hỏi trên!

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà có nguy hiểm không?

Căn bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà thường không lây nhiễm nhanh như một số căn bệnh lây nhiễm từ virus khác, tuy nhiên bệnh có nguy hiểm rất cao. Bệnh gây ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch của gà, khiến gà dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, đồng thời gặp hiện tượng thiếu máu.

Do đó, chủ kê cần chú ý biểu hiện bệnh để xử lý sớm khi gà mắc bệnh. Đồng thời, người chăn nuôi cũng cần sử dụng phương pháp phòng tránh bệnh để giảm thiểu khả năng phát bệnh và lây nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu trong đàn.

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà rất nguy hiểm

Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết vì bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Hiện nay, các vùng nuôi gà đồi hoặc chăn nuôi gà theo phương pháp thả vườn có thể mắc bệnh ký sinh trùng đường máu với tỷ lệ cao. Theo thống kê cho thấy tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết về bệnh ký sinh trùng này như sau:

  • Tỷ lệ mắc bệnh ký sinh trùng máu ở gà sinh sản: từ 10% đến 50%
  • Tỷ lệ mắc bệnh ký sinh trùng máu ở gà tơ, gà con: từ 7% đến 30% (tỷ lệ chết 5% đến 20%)
  • Tỷ lệ mắc bệnh ký sinh trùng máu ở gà trưởng thành: từ 20% đến 50% (tỷ lệ chết 10% đến 40%)

Như vậy, nếu trong đàn gà xảy ra hiện tượng gà mắc bệnh này có thể ảnh hưởng lớn tới lợi ích kinh tế của chủ trang trại.

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do một loại vi khuẩn Leucocytozoon-cauleri thuộc ngành Protozoa, họ  Haemosporidia ký sinh trong máu gà gây ra. Loại trùng roi này có thể ký sinh trong thân thể muỗi, bị lây truyền khi muỗi hút máu gà.

Vi khuẩn Leucocytozoon-cauler ký sinh và nhanh chóng sinh sản, nhanh chóng phá huỷ hồng cầu và di chuyển sang một số cơ quan nội tạng khác của gà. Do đó, bệnh gây nguy hiểm cho cơ thể gà, gây suy giảm hệ miễn dịch và gà mắc bệnh ký sinh trùng đường máu có thể tử vong nhanh chóng.

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Vi khuẩn Leucocytozoon-cauler ký sinh và gây bệnh ký sinh trùng đường máu

Đường lây nhiễm và triệu chứng bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Một số đường lây nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu chủ yếu là lây trực tiếp qua đường máu, thông qua các vật chủ trung gian như muỗi. Thông thường, thời gian ủ bệnh trước khi phát bệnh cụ thể là trong khoảng 1 đến 2 tuần.

Một số triệu chứng khi gà phát bệnh là:

  • Mồng gà nhợt nhạt, gà bị sốt cao và có dấu hiệu mệt mỏi.
  • Gà ít đi lại, có tình trạng thiếu máu và hô hấp khó khăn.
  • Xuất hiện hiện tượng phân xanh và gà nhợt nhạt.
  • Trong trường hợp bệnh tới giai đoạn nặng mà chưa được phát hiện và điều trị, gà có thể bị tổn thương các cơ quan tiêu hoá, dẫn đến việc tiêu chảy ra máu.
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Lây nhiễm qua vật chủ trung gian là muỗi

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà có thể điều trị thế nào?

Chủ trang trại có thể thực hiện điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu như sau:

  • Tách đàn giữa gà bệnh với những con khoẻ để ngăn bệnh lây lan.
  • VIP-MONO COX là thuốc đặc trị của bệnh, cần được sử dụng theo liều lượng được kê bởi bác sĩ thú y.
  • Ngoài ra, có thể giải độc gan và thận cho gà bệnh bằng HEPASOL-B12, đồng thời bổ sung chất điện giải, vitamin A, K3, men tiêu hóa để gà có sức đề kháng tốt hơn.

Biện pháp phòng bệnh

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà bị lây nhiễm chủ yếu do muỗi hút máu và lây truyền trực tiếp qua đường máu gà. Do đó, chủ trang trại cần giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực chuồng trại, tránh việc vi khuẩn có môi trường sinh sôi nảy nở và ký sinh qua các vật chủ trung gian.

Về công tác phòng bệnh đơn giản và dễ thực hiện, chủ trại chăn nuôi có thể phun khử khuẩn và diệt côn trùng thường xuyên quanh khu vực chuồng trại. Chủ kê có thể nâng cao sức khoẻ của gà để kháng bệnh tốt hơn bằng cách bổ sung vitamin K, vitamin A, một số loại men tiêu hoá cũng như các loại thuốc bổ cho gà.

Ngoài ra, nếu phát hiện trong đàn đã có gà mắc bệnh, sư kê hãy thực hiện tách đàn ngay và áp dụng các phác đồ điều trị đã được hướng dẫn. Từ đó, sư kê sẽ giảm thiểu được rủi ro lây nhiễm tới các con khoẻ mạnh trong đàn.

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Phòng bệnh bằng cách vệ sinh chuồng trại và bổ sung dinh dưỡng cho gà

Bài viết trên tổng hợp thông tin về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng của đàn gà và có tỷ lệ chết khá cao, ảnh hưởng lớn tới đàn gà. Do đó, chủ trại chăn nuôi và các chủ kê gà đá cần hết sức lưu ý trong việc phòng bệnh và chữa trị bệnh.