Rate this post

Bệnh Marek ở gà có nguy hiểm không? Hiện tại đã có thuốc nào đặc trị căn bệnh này? Nguyên nhân gây nên căn bệnh này là gì? Làm cách nào để phòng tránh chúng? Tất cả những câu hỏi trên là điều mà tất cả hộ chăn nuôi, chủ trại gà đều quan tâm. Hãy cùng đá gà trực tiếp Thomo360 tìm hiểu về căn bệnh Marek này và giải đáp những thắc mắc trên như sau.

Bệnh Marek ở gà là gì? Căn bệnh này có nguy hiểm không?

Bệnh Marek ở gà do vi khuẩn gây nên, sinh ra khối u nguy hiểm do nhóm virus ARN nguy hiểm – Herpes type B. Gà sau khi nhiễm virus sẽ có thời gian ủ bệnh khá dài, kéo dài trong khoảng 1 đến 2 tháng. Gia cầm mắc bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Do đó, mặc dù bệnh này không lây sang người nhưng vẫn gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế đối với các trang trại, hộ gia đình.

Bệnh Marek không chỉ gây tỉ lệ tử vong trên gà lên đến 70% mà còn thể hiện tính chất nguy hiểm ở việc tồn tại lâu dài trong cơ thể gà. Hiện nay, bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị nên người chăn nuôi chỉ có thể chủ động phòng chống để gà không nhiễm virus gây bệnh.

Bệnh Marek ở gà
Tìm hiểu về bệnh liệt Marek ở gia cầm

Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh

Bệnh Marek ở gà do loại ARN virus là chủng herpes gây ra. Chúng có 3 thể chính là serotype 1, serotype 2, serotype 3:

  • Serotype 1: là chủng có độc lực và thay đổi, có khả năng tạo thành nhiều khối u trên cơ thể gà.
  • Serotype 2: chủng 2 không gây khối u nhưng cũng rất nguy hiểm và dễ nhiễm bởi chúng tồn tại được ngoài tự nhiên.
  • Serotype 3: là chủng xuất hiện chủ yếu trên gà tây, có độc lực thấp và không gây bệnh. Serotype 3 hiện nay đang được ứng dụng nhiều trong việc điều chế vacxin phòng bệnh.

Bệnh Marek ở gà có thể diễn ra trong nhiều giai đoạn phát triển, phổ biến nhất là trên những con non khoảng 6 tuần tuổi. Sau thời gian ủ bệnh, gà phát bệnh trong khoảng 8 đến 24 tuần tuổi. Các khối u sẽ phát triển ở nhiều cơ quan như da, nội tạng, các tổ chức thần kinh, dẫn đến các triệu chứng bại liệt và rối loạn vận động ở gà.

Bệnh Marek ở gà
Nguyên nhân gây nên căn bệnh này

Bệnh Marek lây qua đường nào?

Bệnh Marek ở gà chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc đường ăn uống. Gà mắc bệnh khi có virus ký sinh trên các nang lông, có thể lây lan nhanh trong đàn. Chúng có thể lây bệnh cho nhau sau thời gian gà nhiễm bệnh khoảng 14 ngày. Gà bệnh lây trực tiếp cho những con còn lại trong đàn qua đường hô hấp, hoặc gián tiếp lây qua nước uống, thức ăn và dụng cụ chăn nuôi.

Virus herpes có thể tồn tại trong môi trường nhiệt độ khoảng 20 đến 25 độ C trong nhiều tháng. Trong điều kiện thời tiết lạnh, nhiệt độ chỉ khoảng 4 độ C, thì chúng có thể tồn tại theo thời gian tính theo năm. Những đàn gà chưa được tiêm phòng có thể ghi nhận tỷ lệ lây lan nhanh, trở thành nguồn lây bệnh trong thời gian dài.

Bệnh Marek ở gà
Gà thường bị lây nhiễm qua đường hô hấp

Triệu chứng bệnh bại liệt Marek

Bệnh Marek ở gà có thời gian ủ bệnh lâu dài, khi tiến triển thì ghi nhận chủ yếu ở hai thể cấp tính và mãn tính như sau:

  • Thể cấp tính Marek: chủ yếu ghi nhận ở gà từ 8 tuần tuổi trở xuống, gây nên cái chết đột ngột ở gà con với tỷ lệ khoảng 20 đến 30%. Gà có triệu chứng gầy yếu, ủ rũ và kén ăn trước khi chết.
  • Thể cổ điển mãn tính: ghi nhận chủ yếu ở gà có độ tuổi từ 4 đến 8 tháng. Bệnh mãn tính thể thần kinh sẽ khiến gà chậm chạp, đi lại khó khăn, liệt một phần và dần dần là bại liệt hoàn toàn. Ở thể viêm mắt mãn tính, gà rất mẫn cảm với ánh sáng, chảy nước mắt trong và dần bị nặng hơn, gây viêm màng tiếp hợp, viêm mống mắt và cuối cùng là bị mù.
Bệnh Marek ở gà
Triệu chứng mắc bệnh ở bệnh Marek

Cách phòng bệnh hiệu quả

Bệnh Marek ở gà hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Do đó, người chăn nuôi phải phòng bệnh cẩn thận cho đàn của mình qua những phương pháp sau:

  • Tiêm vắc xin phòng Marek khi gà được 1 ngày tuổi.
  • Đảm bảo môi trường sống của gà được vệ sinh sạch sẽ, phù hợp theo quy định của Cục Thú y.
  • Thường xuyên quét dọn, thu dọn lông gà và đốt hết lông rụng để tiêu diệt virus tồn tại trong  nang lông.
  • Với các trại chăn nuôi gà thịt, gà đẻ quy mô lớn thì chủ trại phải tuân thủ nguyên tắc gà cùng nhập, cùng xuất.
  • Sau khi gà xuất chuồng phải tẩy uế toàn bộ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.
  • Chuồng nên được để trống ít nhất 1 tháng để khử trùng. Với đàn đã từng xuất hiện bệnh thì thời gian để trống chuồng ít nhất là 3 tháng.
  • Hạn chế nuôi chung gà lớn, gà con để tránh việc nuôi lẫn lộn.
  • Nếu phát hiện có bệnh xảy ra, cần tiêu hủy đàn mắc bệnh và xử lý các chất tồn dư nhanh chóng.

Bài viết trên đã chia sẻ một số thông tin hữu ích về căn bệnh Marek ở gà phổ biến. Mong rằng với những kiến thức được chia sẻ trong bài viết trên, người chăn nuôi có thể áp dụng thành công các phương pháp phòng bệnh. Từ đó, người dân hạn chế tối đa ảnh hưởng của căn bệnh này lên đàn gà, cho tỉ lệ xuất chuồng đồng đều, gà khoẻ mạnh.