Rate this post

Trước khi bắt tay vào việc chăm, nuôi gà để đá, chọi hay phát triển sản xuất thì việc đầu tiên mà người nuôi cần quan tâm đó chính là khâu chọn giống. Người nuôi phải trang bị cho mình những kiến thức tốt nhất, đầy đủ nhất về các giống gà. Từ đó lựa chọn được giống gà phù hợp với mục đích nuôi của mình. Và trong bài viết này đá gà trực tiếp Thomo360 sẽ giới thiệu tới quý độc giả các loại gà phổ biến nhất để quý vị có thể tham khảo.

CÁC LOẠI GÀ PHỔ BIẾN NHẤT Ở VIỆT NAM

THỨ NHẤT – GÀ HỒ

Đứng đầu trong danh sách các loại gà ở Việt Nam được nuôi phổ biến nhất hiện nay đó là gà Hồ. Chúng được nhiều hộ gia đình chọn nuôi bởi lợi nhuận cao. Gà Hồ có nguồn gốc ở làng Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vì thế mà nó được gọi với cái tên Hồ – nhằm chỉ xuất xứ của chúng.

các loại gà - Gà Hồ

Đặc điểm của gà Hồ:

  • Loại gà này to, khỏe, lưng rộng
  • Gà trống có màu mận chín đặc trưng, da đỏ. Còn gà mái thì thiên về màu xám.
  • Trọng lượng của gà trống trưởng thành đạt khoảng 4.4kg, còn gà mái chỉ khoảng 2.7kg
  • Từ 6 – 8 tháng tuổi là gà mái có thể đẻ trứng, sản lượng trứng đạt khoảng 40 – 50 quả/ năm.

THỨ HAI – GÀ ĐÔNG TẢO

Gà Đông Tảo là một trong các loại gà có thân hình to lớn, có nguồn gốc từ Khoái Chậu, Hưng Yên. Chúng có giá bán khá cao và ổn định, được nhiều bà con chăn nuôi tin tưởng lựa chọn.

gà Đông Tảo

Đặc điểm nhận dạng gà Đông Tảo như sau:

  • Gà Đông Tảo có trạng gà chắc khỏe, lưng thẳng và rộng, cổ và chân to, mỏ dài, da và chân màu vàng.
  • Gà trống có màu tía sẫm hoặc mận pha chút đen. Còn gà mái thì đặc trưng lông màu vàng nhạt.
  • Cân nặng trung bình của gà trống trưởng thành là từ 3.5 – 4.5kg, gà mái thì từ 2.5 – 3.5kg.
  • Gà mái Đông Tảo có thể đẻ trứng khi được 5 – 7 tháng tuổi. Sản lượng trứng đạt 50 – 70 trứng/ năm.

THỨ BA – GÀ NÒI

Gà nòi còn được biết đến với những tên gọi khác như: Gà đá, gà chọi… là một trong các loại gà được nuôi khá phổ biến hiện nay. Mục đích chính mà mọi người nuôi gà nòi đó là dùng để cáp độ.

gà nòi

Đặc điểm nhận dạng gà nòi như sau:

  • Gà nòi có vóc dáng to lớn, chân và cổ cao, da màu đỏ rất bắt mắt.
  • Gà trống thường có màu lông xám hoặc đỏ lửa, có xen lẫn những vệt xanh biếc. Còn gà mái thì thiên về xám đá hơn.
  • Cân nặng của gà nòi trống khi trưởng thành ở khoảng 3 – 4 kg, còn gà mái từ 2 – 2.5kg.
  • Từ tháng thứ 7 trở đi, gà nòi mái có thể đẻ trứng và sản lượng có thể đạt 50 – 60 quả/ năm.

THỨ TƯ – GÀ H’MÔNG

Trong số các loại gà được nuôi phổ biến nhất hiện nay, gà H’Mông là loại gà rất đặc biệt. Nó là giống gà yêu thích của đồng bào dân tộc Mông. Chúng có nhiều hình dáng và màu lông khác nhau.

gà H'Mông

Đặc điểm nhận dạng đó là:

  • Lông đen và trắng đặc trưng.
  • Xương và thịt của chúng có màu đen khá đặc biệt
  • Gà H’Mong có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều sắt. Mỡ trong thịt rất ít. Bên cạnh đó, lượng axit amin glutamic cũng cao hơn các giống gà khác.

THỨ NĂM – GÀ TAM HOÀNG

Gà Tam Hoàng thực chất không phải gà thuần Việt mà nó là gà ngoại nhập. Nhưng với tập tính sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết ở nước ta nên chúng được nhập về nuôi và là một trong các loại gà được nuôi phổ biến nhất hiện nay. Giống gà này chủ yếu được nuôi để lấy thịt hoặc trứng. Thịt của chúng rất thơm ngon nên được ưa chuộng.

gà tam hoàng

Đặc điểm của gà Tam Hoàng:

  • Nguồn gốc: Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Bắt đầu du nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 1992
  • Có 2 giống gà Tam Hoàng cơ bản đó là: Tam Hoàng Jiangcun và gà Tam Hoàng
  • Trong đó, giống Tam Hoàng 882 được nuôi rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc do thịt chúng thơm ngon, phù hợp với thị hiếu người Việt.
  • Gà Tam Hoàng có thân hình cân đối, người ngắn, lưng bằng, ngực nở, lông – da – chân có màu vàng…
  • Cân nặng của gà trống trưởng thành ở khoảng 2.5 – 4kg và 1.8 – 2.5kg với gà mái.
  • Từ 23 – 25 tuần tuổi, gà mái bắt đầu đẻ trứng.
  • Sản lượng trứng trinh bình của gà Tam Hoàng đạt từ 140 – 165 quả/ năm. Là một trong các loại gà cho sản lượng trứng lớn nhất.
  • Để có thể tăng 1kg trọng lượng, chúng cần ăn khoảng 2.8 – 3kg thức ăn.

THỨ SÁU – GÀ LAI

Gà lai là một cách gọi dùng để chỉ loại gà được lai tạo giữa gà Việt Nam và gà ngoại nhập. Chúng sở hữu những gen trội về ngoại hình lẫn tính cách của gà bố mẹ. Có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, chăn nuôi ở nước ta.

gà lai

Đặc điểm của gà lai:

  • Hiện có 3 loại gà lai gồm: Gà Ri trống lai với gà Lương Phượng mái, gà Mía lai với gà Tam Hoàng, gà Mía lai với gà Lương Phượng
  • Cân nặng của gà lai trưởng thành từ 2.7 – 3.2kg.
  • Tốc độ tăng trưởng trung bình.
  • Thịt gà thơm ngon, được nuôi theo mô hình quảng canh là chính

THỨ BẢY – GÀ RI

Gà ri là một trong các loại gà phổ biến ở Việt Nam và được nhiều bà con miền Bắc, miền Trung lựa chọn.

gà ri

Đặc điểm nhận dạng của gà ri:

  • Vóc dáng nhỏ, thân hình khá thon gọn
  • Đầu thanh, mỏ nhỏ và có nhiều răng cưa. Chân và da của gà Ri có màu vàng nhạt.
  • Gà trống có bộ lông vàng tía đặc trưng, đuôi màu vàng, càng về cuối đuôi thì càng đen. Trong khi đó, gà mái lại có bộ lông vàng nâu hoặc nâu, xuất hiện nhiều đốm đen ở đầu, cánh, cổ và chóp đuôi.
  • Trọng lượng gà trống trưởng thành ở vào khoảng 1.5 – 2.1kg. Gà mái từ 1.2 – 1.8kg.
  • Sản lượng trứng của gà Ri trung bình đạt 80 – 1000 quả/ năm. Mỗi lần đẻ kéo dài khoảng 1 tháng.

THỨ TÁM – GÀ TÀU VÀNG

Nhắc tới các loại gà được ở Việt Nam được nuôi phổ biến nhất hiện nay thì không thể không kể đến gà tàu vàng. Giống gà này được nuôi chủ yếu ở miền Nam. Chúng thu hút với màu vàng sặc sỡ cùng thân hình rắn chắc.

gà tàu vàng

Đặc điểm nhận dạng gà Tàu vàng:

  • Gà trống tàu vàng có trọng lượng trung bình từ 2.2 – 2.5kg và 1.6 – 1.8kg đối với gà mái.
  • Mỗi năm, gà mái Tàu vàng có thể đạt sản lượng trứng từ 60 – 70 quả/ năm. Vào tháng thứ 6 là gà đã có thể đẻ.

THỨ CHÍN – GÀ ÁC

Gà ác là giống gà thịt đang khá được yêu thích ở Việt Nam hiện nay bởi giá trị dinh dưỡng cao. Giống gà này được nuôi nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

gà ác

Đặc điểm nhận dạng gà ác đó là:

  • Thân hình của gà ác khá bé nhỏ, lông màu trắng tuyền, chân 5 ngón có màu xanh đen đặc trưng
  • Cân nặng của gà Ác trống từ 0.7 – 0.8kg, gà mái là 0.5 – 0.6 kg.
  • Mỗi năm gà Ác mái chỉ đẻ từ 70 – 80 quả. Và mỗi lứa chỉ đẻ 1 – 2 quả.

ĐỨNG THỨ MƯỜI – GÀ TRE

Gà tre là một trong các loại gà được nuôi để lấy thịt và dùng để cáp độ nữa. Loại gà này rất nhanh nhẹn và máu chiến. Chúng được nhiều sư kê chọn lựa để nuôi đá gà. Gà Tre rất được ưa chuộng nuôi ở các vùng nông thôn phía Nam.

gà tre

Đặc điểm nhận dạng của gà Tre:

  • Gà tre có bộ lông sặc sỡ, tốc độ di chuyển rất nhanh.
  • Gà trống trưởng thành có thể đạt từ 0.8 – 1kg và 0.6 – 0.7kg với gà mái.
  • Sản lượng trứng gà tre 1 năm có thể đạt từ 40 – 50 quả/ năm.

THỨ MƯỜI MỘT – GÀ LÔI

Gà Lôi là một trong các loại gà được nuôi nhiều ở miền Trung. Chúng được nuôi để lấy thịt, nuôi để làm cảnh nữa nhờ vẻ ngoài khá đặc biệt.

gà Lôi

Đặc điểm nhận dạng của gà Lôi:

  • Giống gà này có bộ lông trắng đặc trưng, da mặt đỏ thẫm, mỏ màu đen. Hình dáng của chúng hơi giống chim. Gà lôi trống có màu xanh tím hoặc màu trắng. Còn gà mái thì có màu nâu rượu.
  • Cân nặng trung bình của giống gà này chỉ khoảng 1.1kg
  • Gà lôi có bộ lông dài, có thể dài tới 35cm.

THỨ MƯỜI HAI – GÀ ĐEN

Nhiều người sẽ lầm tưởng gà đen với gà Ác. Thế nhưng gà này có tên gọi khác là gà Ô kê. Là một trong các loại gà có nguồn gốc lâu đời tại Việt Nam. Chúng được nuôi nhiều ở vùng biên giới Việt Trung, nhất là tỉnh Lào Cai.

gà đen

Đặc điểm nhận dạng của gà Ô kê là:

  • Lông có màu vàng đất, da màu chì
  • Mào đơn có 4 – 5 răng cưa, một số con sở hữu mào nụ
  • Thịt và nội tạng gà đều có màu đen hoặc xám. Dinh dưỡng của gà cao, thịt thơm ngon, bổ dưỡng và thường được dùng để làm thuốc.

THỨ MƯỜI BA – GÀ MÍA

Gà Mía có lẽ là một trong các loại gà đã quá đỗi quen thuộc đối với người dân Việt, đặc biệt là người dân ở miền Bắc. Gà này có xuất xứ từ Đường Lâm, Hà Nội.

gà Mía

Đặc điểm chung của gà Mía:

  • Gà mía có mào cờ, chân vàng nhạt, tai chảy.
  • Chân gà mía to, lông màu mận chín hoặc màu đen. Gà mái có màu lá chuối khô rất lạ
  • Thịt gà mía thơm ngon, giàu dinh dưỡng
  • Sản lượng trứng trung bình mỗi năm của giống gà này là từ 40 – 50 quả.

THỨ MƯỜI BỐN – GÀ LÙN, GIỐNG GÀ THỊT Ở VIỆT NAM

Trong các loại gà được nuôi nhiều ở các tỉnh phía Bắc, gà lùn chính là một giống gà khá phổ biến. Giống gà này có các đặc trưng nổi bật đó là:

gà Lùn

  • Lông màu vàng đất, nâu đậm, nâu nhạt hoặc trắng tuyền. Một số con còn có cả chi tiết hoa mơ.
  • Gà Lùn có mào đơn với 5 răng cưa, chân hai hàng, vảy hồng
  • Gà này được nuôi chuyên để lấy thịt, thịt của chúng rất thơm, ngon.

THỨ MƯỜI LĂM – GÀ VĂN PHÚ

Cái tên nói lên tất cả, gà Văn Phú có nguồn gốc ở Văn Phú, Cẩm Khê của tỉnh Phú Thọ. Gà Văn Phú là một trong các loại gà được nuôi chủ yếu lấy thịt.

gà văn phú

Đặc điểm nhận dạng của chúng:

  • Toàn thân sở hữu bộ lông màu đen rất thu hút. Riêng vùng bụng – đùi của chúng có màu tro nhạt.
  • Mắt của loại gà này to, mỏ đen, mào đơn 5 – 6 răng cưa.
  • Thịt gà Văn Phú thơm ngon và được nhiều người yêu thích.

KẾT LUẬN

Ở trên, Thomo360 vừa chia sẻ tới quý bà con các loại gà ở Việt Nam được nuôi phổ biến nhất hiện nay. Từ gà nuôi để lấy thịt cho tới nuôi lấy trứng, nuôi để đá đều đủ cả. Mong rằng qua bài viết này, mọi người đã phần nào hiểu hơn về đặc điểm của từng giống gà cụ thể. Từ đó sẽ có căn cứ để chọn lựa giống gà sao cho phù hợp với mục đích nuôi của mình, gia tăng lợi nhuận. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để có thêm kiến thức, kinh nghiệm về chăm nuôi gà nhé!