Rate this post

Lịch tiêm phòng cho gà là điều mà người chăn nuôi cần quan tâm đầu tiên khi mới mua gà về hoặc khi gà con mới nở. Những loại bệnh nào cần được tiêm vắc-xin? Lịch tiêm phòng cho gà thế nào là chuẩn và đầy đủ nhất? Cùng đá gà trực tiếp Thomo360 tham khảo ngay các khuyến cáo về việc tiêm phòng cho gà như sau.

Một số loại bệnh nguy hiểm thường gặp ở gà con

Gà còn non có nguy cơ cao bị nhiễm các bệnh nguy hiểm từ vi khuẩn, virus sinh sôi từ môi trường xung quanh. Một số bệnh nguy hiểm có thể gặp ở gà con cần được tiêm phòng ngay khi mới mua gà hoặc khi gà mới nở được liệt kê như sau:

Lịch tiêm phòng cho gà
Một số bệnh thường gặp ở gà còn non
  • Bệnh Newcastle: có thể lây truyền dọc hoặc lây truyền ngang, bệnh do virus Newcastle gen RNA hoặc RNA một sợi gây ra.
  • Bệnh Gumboro: gây ra bởi loại ARN virus mang tên Birnavirus, lây lan rất nhanh và có thể gây thiệt hại lớn.
  • Bệnh Marek: chủ yếu lây lan giữa đàn qua đường ăn uống hoặc hô hấp, gây nên bởi virus Herpes type B.
  • Bệnh tụ huyết trùng: gây hiện tượng tụ huyết và xuất huyết trên cơ thể gà, gây ra bởi vi khuẩn Pasteurella Multocida.
  • Bệnh bạch lỵ (còn gọi là bệnh thương hàn) xảy ra trong giai đoạn gà chưa đầy 1 tháng tuổi, có thể lây lan nhanh và do vi khuẩn Salmonella Pullorum gây ra.
  • Bệnh cầu trùng là dạng bệnh ký sinh do trùng Eimeria gây ra, thường thì gà gặp ký sinh ở manh tràng – ruột già, hoặc ruột non.
  • Bệnh đầu đen (còn gọi là bệnh kén ruột) có thể ảnh hưởng đến cả đàn gà bởi chúng lây qua đường miệng. Bệnh xuất hiện khi gà ăn phải Histomonas có trong trứng giun kim.
  • Bệnh Ecoli cũng đến từ việc gà bị nhiễm khuẩn từ Escherichia coli – một loại vi khuẩn gram âm gây ra.
  • Bệnh CDR gây nên bởi vi khuẩn Mycoplasma khiến gà bị viêm túi khi, viêm phế quản, ảnh hưởng đến mắt và xoang mũi.
  • Bệnh IB – bệnh truyền nhiễm gây viêm phế quản gây ra một số bệnh truyền nhiễm do virus corona gây nên.
  • Bệnh ILT – bệnh truyền nhiễm viêm thanh khí quản gây ra bởi virus Herpes.
  • Bệnh Coryza – bệnh sổ mũi truyền nhiễm khiến gà khó thở, có thể gây sưng phù đầu và mặt.
  • Bệnh ký sinh trùng đường máu còn được gọi là bệnh sốt rét gà, thường gặp khi môi trường nóng và ẩm ướt.
Lịch tiêm phòng cho gà
Gà bị vẹo cổ, ủ rũ và tách đàn vì bị bệnh

Lịch tiêm phòng cho gà

Người chăn nuôi cần tham khảo để sắp xếp lịch tiêm phòng cho gà sao cho hợp lý để các thuốc không giảm trừ hiệu quả của nhau. Đồng thời, lịch tiêm vắc xin cũng cần đảm bảo không gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng cơ thể gà.

Lịch tiêm phòng cho gà nuôi lấy trứng

Lịch tiêm vắc xin sẽ phụ thuộc vào giống gà mà chủ trại gà đang nuôi. Nếu gà nuôi để lấy trứng thì lịch tiêm phòng cho gà phù hợp nhất để gà khoẻ mạnh và không ảnh hưởng sản lượng là:

Tuổi Loại Vắc-xin Phòng tránh bệnh Lưu ý khi dùng
1 ngày Marek Bệnh Marek Tiêm vị trí dưới da gáy
Dưới 15 ngày H5N1 Bệnh cúm gia cầm Tiêm vị trí dưới da gáy
Dưới 6 tuần ND-Emultion Newcastle Tiêm vị trí dưới da cánh hoặc dưới da gáy
Dưới 1,5 tháng H5N1 Bệnh cúm gia cầm Tiêm ở vị trí dưới da gáy
Dưới 20 tuần ND-IB-IBD hoặc ND-IB-EDS Viêm phế quản TN, Gumboro, Newcastle, hoặc hội chứng giảm đẻ. Tiêm dưới vùng da cánh hoặc dưới vùng da gáy
Dưới 150 ngày ILT

H5N1

Viêm thanh khí quản truyền nhiễm hoặc

cúm gia cầm

Tiêm dưới vùng da gáy

 

Lịch tiêm phòng cho gà
Tham khảo lịch tiêm phòng cho gà phù hợp

Lịch tiêm phòng cho gà nuôi lấy thịt

Nếu chủ trại đang nuôi gà để lấy thịt thì có thể tiêm một số loại vắc xin sau để phòng bệnh cho gà trong giai đoạn đầu:

Ngày tuổi Vắc-xin Phòng bệnh Cách sử dụng
15 H5N1 Cúm gia cầm Tiêm vùng da dưới gáy
42 ND-Emultion Newcastle Tiêm dưới da cánh hoặc tiêm dưới da gáy

 

Một số điểm cần lưu ý sau khi tham khảo lịch tiêm phòng cho gà

Một số bệnh có thể phòng tránh bằng thuốc hoặc bằng cách tiêm vắc xin. Tuy nhiên, ngoài việc phòng tránh bệnh cho gà bằng các loại thuốc, người chăn nuôi cũng cần chú ý một số công tác vệ sinh chuồng trại như:

  • Chăn nuôi theo phương pháp cùng nhập chuồng – cùng xuất chuồng
  • Khu vực chăn nuôi nên được cách ly và kiểm soát về con người, thức ăn chăn nuôi, nước uống, một số động vật khác…
  • Làm sạch chuồng nuôi thường xuyên, rắc vôi bột để diệt khuẩn các khu vực ẩm thấp để tránh vi khuẩn phát triển.
  • Các chất thải chăn nuôi như xác vật nuôi chết, rác, phân, nước thải… phải được xử lý theo tiêu chuẩn.
  • Thường xuyên theo dõi những con gà có biểu hiện lạ, khác thường và tách đàn nếu có dấu hiệu bị bệnh
  • Sau khi phát hiện gà bệnh nên tiêu huỷ, có thể theo dõi cả đàn nếu bệnh lây lan rộng. Sau đó, chú ý vệ sinh khu vực chuồng trại cũng như các thiết bị và dụng cụ chăn nuôi.
Lịch tiêm phòng cho gà
Giữ vệ sinh chuồng trại và dụng cụ ăn uống cho gà

Bài viết trên tổng hợp lịch tiêm phòng cho gà cũng như một số chú ý khi chăm sóc và phòng bệnh cho gia cầm. Với những thông tin hữu ích như trên, mong rằng người chăn nuôi sẽ có phương pháp phòng và trị bệnh hiệu quả cho đàn gia cầm của mình!