Rate this post

Chân là một trong những bộ phận đặc biệt quan trọng của gà chọi, gà đá. Gà đá hay hay dở chỉ cần nhìn bộ phận này chúng ta cũng có thể đoán biết được. Và trong bài viết này, đá gà trực tiếp sẽ chia sẻ cho các anh em cách xem chân gà chọi, gà đá hay cực chuẩn. Mời anh em tham khảo.

HƯỚNG DẪN CÁCH XEM CHÂN GÀ CHỌI RA SAO

Xem chân gà chọi là một trong những khâu cực kỳ quan trọng, giúp xác định xem chú gà đó có trở thành chiến kê được không, sở hữu đòn đá hay hay không. Cách xem chân gà chọi không khó, nhưng xem chân cần xem cả vảy, cựa, màu sắc của chân và các phần khác của gà mới nhận định được con gà đó là chiến kê tốt hay không.

cách xem chân gà chọi

Thêm nữa, khi gà bước vào giai đoạn trưởng thành, sư kê cần quan sát cả lối đánh của nó chứ đừng chỉ chăm chăm xem mỗi chân chúng như thế nào. Vì trên thực tế, có những con gà chân rất đẹp nhưng lối đánh lại không ra gì, vô dụng khi thực chiến.

CÁCH XEM CHÂN GÀ CHỌI – XEM ĐẦY ĐỦ CÁC BỘ PHẬN CỦA CHÂN GÀ

Trong cách xem chân gà chọi của các sư kê lão luyện, điều đầu tiên cần xem đó chính là xem chân của gà có đầy đủ các bộ phận hay không. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày của gà cũng như khi ra trường đấu. Những chú gà bị khiếm khuyết gì đó ở chân sẽ gặp nhiều bất lợi khi đá và bán không được giá cao.

Chân gà chọi đầy đủ sẽ có móng, vảy, cựa với đầy đủ các ngón chân. Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng giúp chiến kê có thể hạ “knock-out” đối thủ trong trận đấu. Chỉ một bộ phận nào bị khuyết thiếu cũng làm giảm tỷ lệ giành chiến thắng của gà. Nhưng trên thực tế cũng có một vài trường hợp ngoại lệ, chiến kê bị khuyết thiếu một vài bộ phận vẫn có thể đá hay. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm.

chân gà chọi phải đầy đủ ngón

CÁCH XEM CHÂN GÀ CHỌI – HÌNH DÁNG CỦA CHÂN GÀ

Dân trong nghề vẫn truyền tai nhau câu nói: “Đầu công mình cốc cánh vỏ chai/ Chân dài quản ngắn chẳng sợ ai”. Đó là câu ca dao rất hay đúc kết kinh nghiệm trong việc chọn chiến kê. Trong câu thơ có nhắc tới hình dáng chân gà chọi được mô tả là chân dài quản ngắn. Quản chính là phần từ gối trở xuống. Khi chiến kê sở hữu những sải chân dài sẽ chiếm được lợi thế lớn khi giao chiến. Bởi chân dài sẽ có các cú vung chân tạo ra biên độ, lực đá tốt hơn nhiều so với những chú gà chân ngắn.

Hình dáng chân gà chọi

CÁCH XEM CHÂN GÀ CHỌI – VẢY CHÂN GÀ CHỌI

Thêm một điều nữa các sư kê cần nhớ trong cách xem chân gà chọi đó là để ý tới phần vảy của chúng. Tùy vào hướng sắp xếp của vảy mà sẽ tạo thành những kiểu vảy khác nhau. Chiến kê hay sẽ có phần vảy chân đẹp mắt. Và vảy như thế nào là đẹp thì lại phụ thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức của người chơi gà chứ không có một cơ sở nào chắc chắn cả.

CÁCH XEM CHÂN GÀ CHỌI – XEM MÀU CHÂN GÀ CHỌI

Nhiều người cho rằng màu sắc chân gà chọi như thế nào không ảnh hưởng nhiều tới lối đá của gà. Nhưng từ xa xưa ông cha ta đã chiêm nghiệm “Gà ô chân trắng, mẹ mắng cũng mua” để nói tới màu sắc của chân cũng là cơ sở để cho chúng ta biết con gà đó đá hay hay không. Nhưng lưu ý, xem màu sắc chân gà cũng cần kết hợp xem thêm các yếu tố khác nữa như: Màu sắc của lông gà, mỏ…

chú ý màu chân gà chọi

Dưới đây là một số màu sắc chân gà chọi đá hay mà sư kê có thể tham khảo:

  • Gà ô chân trắng.
  • Gà chọi chân chì
  • Gà chọi bịp chân xanh
  • Gà chọi chân 2 màu
  • Xám chân trắng
  • Gà xám chân vàng
  • ….

CÁCH XEM CHÂN GÀ CHỌI – CỰA GÀ CHỌI

Đây là yếu tố cuối cùng, rất quan trọng khi xem gà chọi. Gà cựa dài chỉ hợp đá cựa sắt, cựa dao. Cựa gà càng cứng thì càng có lợi thế khi giao đấu. Nhưng hiện nay, ở một số giải đá gà có sự bố trí chiến kê dựa vào cựa của nó. Vậy nên, có không ít trận đấu gà non tuổi nhưng cựa dài vẫn được bố trí đá với gà có nhiều kinh nghiệm, sức chịu đựng, gặp nhiều bất lợi. Sư kê cân lưu tâm tới điều này.

chú ý cựa của gà

Bên cạnh đó, màu sắc của cựa phải kết hợp với màu của chân gà thì mới có kết quả tốt. Chẳng hạn gà chân trắng cựa đen sẽ đá hay hơn gà chân trắng nhưng có cựa màu khác.

HƯỚNG DẪN CÁCH XEM CHÂN GÀ ĐÁ CỰA

Đối với gà đá cựa sắt, điều chúng ta cần quan tâm khi xem chân của chúng chính là phần vảy:

  • Vảy chạy từ ngón giữa tới đầu gối trên là hàng Nội hay hàng Quách
  • Vảy theo ngón ngoài chạy lên tới đầu gối là hàng Ngoại hay hàng Thành.
  • Vảy chạy từ ngón thới lên được gọi là hàng Thới
  • Vảy lớn nằm ở mặt sau nếu có sẽ được gọi là hàng Hậu
  • Vảy từ cựa chạy tới đầu gối thì được gọi là hàng Bộ.
  • Ở một số chiến kê sẽ có thêm phần vảy ở giữa hàng Hậu và Bộ được gọi là hàng Kẽm.
  • Vảy nhỏ chạy giữa hàng Ngoại và Hậu tới đầu gối thì được gọi là hàng Biên.
  • cách xem chân gà đá cựa

Xem gá đá cựa đá hay hay không người ta thường căn cứ vào hai bộ chính là: Bộ án – phủ – vấn và bộ giáp.

XEM CHÂN GÀ ĐÁ CỰA SẮT QUA BỘ ÁN – PHỦ – VẤN

Khi tiến hành xem chân gà đá cựa sắt, chúng ta sẽ quan sát chân qua các bộ: Bộ án – phủ – vấn của gà.

Bộ án

Đây là một trong những bộ được đánh giá cao. Chiến kê sở hữu bộ này có thể cân nhắc làm gà chọi và gà đá. Trong bộ án chúng ta sẽ có các bộ nhỏ hơn đó là:

  • Án Thiên: Đây là bộ có phần vảy hàng Nội và hàng Ngoại ở vị trí đối diện nhau nhưng dính lại ở sát gối sau những vảy đệm.
  • Án Vân: Tương tự án Thiên nhưng lại nằm ở sau vảy Án Thiên
  • Án Tâm: Gồm cả 3 loại vảy trên

Bộ Phủ địa và vấn cán

Nếu chú gà bạn đang có sở hữu vảy thuộc bộ phủ địa và vấn cán thì đó là chú gà quý, có thể nuôi để thành chiến kê.

  • Phủ địa: Hình dáng của vảy này khá giống Án Thiên nhưng nó lại ở sát các ngón chân
  • Tam tài phủ địa: Vảy này là sự kết hợp của 3 vảy phủ địa tạo thành
  • Vấn cán: Vảy này nằm ở vị trí trước, sau hoặc vảy thứ 4 từ trên xuống. Nhưng nếu vảy vấn cán nằm ở trên cựa thì xấu không nên chọn.
  • Vảy vấn sáo: Vảy này cực kỳ quý hiếm, thường chạy xếp dọc từ gần bàn chân lên tới gối. Chiến kê sở hữ loại vảy này rất nhanh nhẹn, ra đòn cực kỳ chuẩn và dứt khoát.

chân gà chọi đá cựa

XEM CHÂN GÀ ĐÁ CỰA SẮT QUA BỘ VẢY GIÁP

Với gà đá cựa sát, chúng ta căn cứ vào vị trí của bộ vảy giáp để nhận biết nó tốt hay không:

  • Độc giáp: Phần vảy to này nếu nằm sát cựa thì đẹp còn nếu ở vị trí khác thì bỏ qua.
  • Liên giáp: Là hai vảy dính lại với nhau. Chú gà nào sở hữu phần vảy này ở hàng nội hoặc vị trí thứ 4 từ gối xuống thì nên chọn.
  • Đại giáp: Là 3 vảy dung lại với nhau, là vảy cực đẹp, dù nó ở vị trí nào thì cũng nên chọn.

KẾT LUẬN

Đó là cách xem chân gà chọi, gà đá hay được nhiều sư kê áp dụng với độ chính xác khá cao. Còn anh em nào có cách xem chân gà chọi hay hơn thì đừng ngại chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nhé! Mong rằng bài viết đã mang tới cho anh em những thông tin hữu ích để có thể chọn được chiến kê tốt nhấ cho mình.