Rate this post

Trong quá trình nuôi gà đá, sẽ có nhiều loại bệnh khác nhau mà chiến kê có thể mắc phải. Và gà bị ké bầu diều chính là một trong những loại bệnh phổ biến. Vậy nguyên nhân và cách điều trị loại bệnh này như thế nào? Hãy cùng đá gà trực tiếp tìm hiểu qua bài viết sau đây.

GÀ BỊ KÉ BẦU DIỀU LÀ GÌ?

Ké gà hay kén gà là một trong những loại bệnh khá phổ biến thường gặp ở gà. Triệu chứng của gà bị ké chính là có một cục lớn ở dưới da hoặc lớp cơ. Không giống với khối u do sưng bầm, va chạm. Ké gà có thể xuất hiện ngay cả khi gà không bị bất cứ xây xát, té ngã gì.

Ké gà xuất hiện chủ yếu do tự mọc. Chúng làm gà bị bất tiện trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Các vị trí thường xuất hiện ké đó là đầu, cổ, lườn, mặt. Nhưng hay gặp nhất vẫn là bầu diều.

gà bị ké bầu diều

Nguyên nhân gà bị ké bầu diều chủ yếu do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu vitamin khoáng chất hoặc gà bị trầy xước, xóc bầm trong da…

CÁCH TRỊ GÀ BỊ KÉ BẦU DIỀU

Nếu phát hiện gà bị ké bầu diều, anh em không cần quá lo lắng, vì vị trí ké này dễ chữa hơn so với ở lườn hoặc cổ. Cách chữa gà bị ké bầu diều cụ thể như sau:

  • Không cho gà ăn, uống nước quá no. Bởi như vậy có thể khiến cho vùng bị ké trở nên lớn hơn. Vì thế, chỉ cho ăn và uống no vừa phải
  • Mua thuốc thú y điều trị gà bị bé bầu diều và sử dụng theo đúng liệu trình ghi trên hướng dẫn sử dụng.
  • Khi đã gom và làm cứng được ké gà. Tiến hành mổ, nặn, loại bỏ ké, kén gà sạch sẽ. Việc mổ ké bầu diều cần được tiến hành đảm bảo tiệt trùng, vệ sinh sạch sẽ rồi mới khâu lại.
  • Mổ xong, bôi thuốc sát trùng trước khi bắt đầu khâu lại. Vế khâu chừa lại một đoạn chừng 1cm giúp thoát hết phần nước vàng còn lại, đảm bảo điều trị gà bị ké bầu diều hiệu quả nhất.

cách chữa gà bị kén bầu diều

HƯỚNG DẪN CÁCH MỔ KÉ BẦU DIỀU CHO GÀ CHỌI

Theo chia sẻ của các sư kê lâu năm, gà bị ké ở bầu diều, mặt hay đầu thì ta nên sử dụng việc mổ ké, hạn chế điều trị bằng thuốc tiêu ké hoặc các loại thuốc khác.

Chỉ tiến hành mổ ké bầu diều cho gà khi kén đã được gom lại, cứng. Điều này nhằm ngăn chạn gà bị tái kén trở lại sau khi mổ. Nếu bạn nhấn tay vào cục ké bầu diều thấy nó chạy qua chạy lại là có thể kiến hành mổ ké nhé!

cách mổ ké bầu diều

Sư kê nên mổ ké bầu diều vào buổi chiều. Việc này đòi hỏi khá nhiều thời gian, mất nhiều máu của gà. Vậy nên hãy mổ ở những nơi có ánh sáng tốt, sạch sẽ.

Dụng cụ cần chuẩn bị khi tiến hành mổ ké bầu diều gồm: Dao mổ, nhíp, kéo, bông y tế, các loại thuốc mỡ, thuốc kháng sinh như Betadine, NutriDrench, Vetericyn VF, Duramycin, Muối Epsom…

thuốc sát trùng

Mổ ké bầu diều cho gà bắt đầu rạch phần thịt ở vị trí bị ké. Sau đó dùng tay đẩy ké ra ngoài. Sát trùng và khâu lại. Lưu ý vết khâu để chừa chừng 1 cm để phần dịch vàng sót lại có chỗ để chảy ra hết. Từ đó việc điều trị mới dứt điểm hoàn toàn.

Việc mổ gà bị ké bầu diều khá đơn giản, không quá khó khăn nhưng chăm sóc sau mổ mới cần được lưu tâm. Nếu đây là lần đầu tiên bạn mổ ké bầu diều. Nên có sự tư vẫn, hỗ trợ của những người đi trước. Không tự ý mổ vì có thể mổ sai, làm gà suy nhược sau mổ, nhiễm trùng, thậm chí là chết.

lưu ý khi mổ ké bầu diều

Khi đã mổ lấy được ké ra ngoài, tiến hành sát trùng vết thương và khâu lại. Trong khoảng 3 tiếng từ khi mổ, không cho gà ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Tới hôm sau, nên ra hiệu thuốc mua thuốc bổ và cho gà ăn chu đáo để nhanh hồi phục.

KẾT LUẬN

Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị gà bị ké bầu diều mà chúng tôi muốn chía sẻ tới sư kê. Mong rằng các thông tin này đã giúp sư kê tự tin hơn trong việc chăm, nuôi gà đá.