Rate this post

Trong quá trình chăm nuôi gà chọi, sẽ có rất nhiều vấn đề gặp phải ở chiến kê mà anh em nên chú ý tới. Một trong số đó là hiện tượng gà chọi bị yếu chân. Vậy gà chọi bị yếu chân là do đâu, cách khắc phục như thế nào hiệu quả? Tất cả những thắc mắc này của anh em sẽ được đá gà trực tiếp giải đáp ngay sau đây.

TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT GÀ CHỌI BỊ YẾU CHÂN

Gà chọi bị yếu chân rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Nếu quan sát thấy chiến kê của mình gặp phải một trong những dấu hiệu sau đây, chắc chắn nó đang bị yếu chân anh em nhé!

triệu chứng gà chọi bị yếu chân

  • Gà bước đi lảo đảo, chân đứng không vững. Đa số trường hợp này do cơ chân của gà không đủ khỏe nên việc nâng đỡ bị yếu đi.
  • Trong khi thi đấu, các đòn vung của gà có lực rất yếu, gần như không ảnh hưởng gì tới đối thủ.
  • Gà vẫn chạy nhảy, đi lại bình thường, nhưng lâu lâu lại đứng lảo đảo và mệt mỏi.
  • Gà chọi thường xuyên bị ngã, khi thi đấu gặp nhiều bất lợi.
  • Gà đi bị cà nhắc, bước chân không đều. Nặng hơn là lết bằng 1 chân và bị liệt không thể đi lại được.

NGUYÊN NHÂN LÀM GÀ CHỌI BỊ YẾU CHÂN

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến gà choi bị yếu chân, nhất là ở gà tơ. Nhưng phần lớn lí do đều là:

nguyên nhân gà chọi bị yếu chân

  • Gà chọi tơ chưa được tập luyện và giao lưu thi đấu nhiều. Vì thế mà đùi bắp chưa nở nang săn chắc, chân chưa cứng và vững.
  • Chế độ dinh dưỡng cho gà chưa hợp lý, không đủ dưỡng chất cần thiết để gà phát triển
  • Cũng có thể do gà bị di truyền từ đời bố mẹ sang
  • Gà chọi bị yếu chân cũng có thể do những tác động bên ngoài khiến gà bị đau, sưng.
  • Cũng có trường hợp gà chọi sau khi thi đấu về không được chăm sóc tốt, kỹ lưỡng nên bị yếu chân.

HƯỚNG DẪN CÁCH CHỮA GÀ CHỌI BỊ YẾU CHÂN

Trước khi điều trị gà chọi bị yếu chân, cần xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng đó ở gà. Từ đó chúng ta sẽ có hướng xử lý tốt nhất, nhanh chóng nhất.

Gà chọi bị yếu chân do té ngã

Với trường hợp gà chọi yếu chân do té ngã, sư kê cần xác định được khu vực bị thương, bị sưng trên chân của gà. Tiếp đó vệ sinh, sát trùng cẩn thận. Có một số trường hợp gà té ngã bị gãy chân, cần tiến hành bó bột ngay. Chi phí chụp X quang, bó bột cho gà rơi vào khoảng 500.000 đồng.

Gà chọi bị yếu chân do tập luyện chưa đúng

gà yếu chân do tập luyện chưa đúng cách

Có không ít trường hợp gà chọi bị yếu chân do sư kê áp dụng các bài luyện tập như: Vần hơi, vần đòn, quần bội… nhưng chauw đúng kỹ thuật nên gà bị chấn thương vùng chân. Do đó, để tránh gặp phải tình trạng này, sư kê nên tìm hiểu, thực hiện việc rèn luyện cho phù hợp, đúng phương pháp. Đồng thời kết hợp chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý. Khi tập luyện với cường độ cao, cần om bóp vào nghệ cho gà chọi theo hướng dẫn chuẩn.

Gà chọi bị yếu chân do chế độ ăn chưa phù hợp

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng không phù hợp khiến thể trạng, hình dàng của gà trở nên ốm yếu, sức khỏe kém. Các bộ phận, nhất là cơ đùi, chân chậm phát triển, khiến gà bị yếu chân. Chính vì thế, sư kê cần bổ sung thêm dưỡng chất vào khẩu phần ăn hàng ngày cho gà. Nhất là các chất đạm, protein trong thịt bò, nạc heo, cá chép, lươn, sâu, trứng cút lộn… để gà phát triển cứng cáp hơn, đá có lực hơn và ít bị ngã.

Chế độ ăn của gà chưa phù hợp

Bên cạnh đó, anh em sư kê cũng nên lưu ý hạn chế nuôi nhốt gà trong bội quá lâu, khiến chúng bị cuồng chân, ít phát triển. Thi thoảng hãy cho chúng được tự do bay nhảy trong vườn hoặc khoảng sân chuồng rộng rãi để tăng cơ đùi.

Gà chọi bị yếu chân do đang bệnh

Hiện tượng gà chọi bị yếu chân do bị bệnh cũng rất thường thấy. Nhưng cần xác định được xem loại bệnh gà gặp phải là bệnh gì thì mới có cách giải quyết hiệu quả.

Gà yếu chân do đang bị bệnh

  • Gà bị ngã té gió, chân bị yếu, liệt nên dùng rượu ngâm hoặc dầu gió để tác động tới vùng cơ bị thương, làm cơ nóng lên, phuc hồi hiệu quả.
  • Với trường hợp gà bị yếu chân do virus Herpes thì cần điều trị càng sớm càng tốt.
  • Cũng có trường hợp gà mắc bệnh lậu, kén ở bàn chân làm chân gà bị yếu đi nhiều. Anh em có thể nhận biết, phát hiện bệnh này bằng mắt thường, những vết đậu ở chân chính là biểu hiện. Hãy vệ sinh, loại bỏ chúng. Tiêu độc, khử trùng chuồng trại, giữ không gian nuôi nhốt gà thoáng đãng, sạch sẽ để hạn chế việc gà bị nhiễm trùng ở chân.

Gà bị yếu gối

Với trường hợp gà chọi bị yếu chân do va đập khi thi đấu hoặc mắc bệnh về xương khớp, sư kê có thể chườm lạnh để gà nhanh chóng phục hồi. Còn nếu do bệnh về xương khớp thì cần thời gian dài điều trị, mức độ phục hồi cùng không cao.

HƯỚNG DẪN CHỮA GÀ CHỌI BỊ YẾU CHÂN

Nếu gà chọi của các anh em đang gặp phải tình trạng bị yếu chân, có thể áp dụng một số cách sau đây để cải thiện.

Tiến hành om bóp, dầm cán

Với những sư kê có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc, huấn luyện gà chọi, thường xuyên tiến hành om bóp vào nghệ và dầm cán cho gà là cách để chiến kê có cơ bắp săn chắc hơn, khỏe hơn. Nhất là phần cơ đùi.

tiến hành dầm cẳng cho gà

Anh em chỉ cần cho nghệ già, tươi giã nhuyễn ngâm với rượu trong khoảng một tháng rồi lấy ra om bóp, vào nghệ là được. Còn dầm cán, nên tiến hành dùng xô nước tiểu ấu nhi (nước tiểu trẻ con) pha loãng rồi ngâm chân cho gà trong 20 phút liên tục. Nhớ là nước tiểu phải ngập chân gà. Áp dụng liên tục từ 2 – 3 lần/ tuần trong một tháng sẽ giúp chân gà chọi cứng cáp và khỏe mạnh hơn.

Các bài tập chân và đầu gối

Để giúp gà chọi hết bị yếu chân, thêm cứng cáp và khỏe mạnh, sư kê cũng cần thực hiện các bài tập để phát triển cơ và chân gà:

tập chân và gối cho gà

  • Luồn tay vào lườn gà, tung gà lên độ cao khoảng 20cm rồi thả ra để gà tự thăng bằng và tiếp đất bằng chân. Ở những lần tập đầu, số lượng ít chỉ từ 10 – 20 lần, chia thành các hiệp nhỏ. Sau đó thì tăng dần lên, nới rộng độ cao cho mỗi lần tập luyện.
  • Kết hợp các bài tập giữ thăng bằng cho gà, hạn chế việc gà té ngã khi thi đấu bằng cách cho gà đậu trên cánh tay, tung gà lên cao để chúng tăng khả năng thăng bằng, tốt cho sự phát triển của cơ đùi và chân tốt hơn. Tăng cường mức độ tập luyến khi gà đã dần quen.

Tập quần bội

tập quần bội cho gà

Quần bội hay còn gọi là tập lồng chạy bội. Với bài tập này ta sẽ sử dụng 2 lồng 1 to và 1 nhỏ để chúng lồng vào nhau. Ở trong thả 1 con gà và để gà càn quần bội ở bên ngoài lồng. Việc này sẽ khiến gà chọi trở nên hung hăn hơn, chạy quanh lồng. Như vậy sẽ giúp chân chúng, cơ đùi phát triển hơn. Nên cho gà quần bội khoảng 10 phút và tăng dần lên mỗi ngày.

KẾT LUẬN

Tới đây có lẽ anh em đã hiểu gà chọi bị yếu chân nguyên do vì sao và cách điều trị như thế nào hiệu quả rồi đúng không? Hãy duy trì chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện hợp lý để gà có thể sở hữu đôi chân khỏe, cứng cáp nhất. Nếu anh em nào còn cách điều trị chứng yếu chân ở gà chọi hay hơn, hiệu quả hơn. Chia sẻ ngay kinh nghiệm ở dưới bài viết này để các anh em sư kê khác học hỏi nhé!