Rate this post

Một trong những điều mà các sư kê mới vào nghề thường hay băn khoăn đó là kích thước chuồng gà chọi bao nhiêu là chuẩn? Nhiều ý kiến cho rằng, diện tích chuồng lớn hay nhỏ tùy vào số lượng gà chọi nuôi trong đó, tùy thuộc vào cảm nhận của người chăm. Nhưng một số khác lại tin rằng, chuồng gà đóng vai trò quan trọng, cần phải đạt mức không gian, diện tích nhất định. Nếu đây cũng là điều bạn đang băn khoăn. Hãy cùng xem các sư kê lâu năm chia sẻ như thế nào về vấn đề này qua bài viết sau đây.

KÍCH THƯỚC CHUỒNG GÀ CHỌI BAO NHIÊU LÀ TỐT NHẤT?

Ở Việt Nam, gà chọi được nuôi khá phổ biến. Nhưng cách chăm chúng không hề đơn giản, tùy tiện được. Muốn chiến kê phát triển toàn diện cả về thể chất tới tính cách, sư kê cần chuẩn bị mọi thứ thật kỹ càng, trong đó có vấn đề về chuồng nuôi.

kích thước chuồng gà chọi

Theo những chuyên gia trong ngành, tiêu chuẩn kích thước chuồng gà chọi nên đạt từ 2- 4m và chiều cao chuồng sẽ là 1.5m, chiều rộng và dài khoảng 2m. Bên cạnh đó, chuồng nên được xây dựng bằng những vật liệu chắc chắn, an toàn, tạo nên ngôi nhà vững chãi để gà chọi trú ngụ. Bê tông kiên cố hoặc sắt thép vẫn là những vật liệu được ưu tiên hàng đầu. Nhưng dù xây bằng gì đi nữa thì cũng cần bảo đảm những vấn đề sau:

  • Xây chuồng trên mặt đất bằng phẳng, khô áo, độ ẩm phù hợp
  • Bề mặt chuồng nên đổ ít nhất là 1 – 2 tấc đất hoặc phủ rơm/ rạ dày để tránh các chấn thương cho gà khi di chuyển, đi lại
  • Kích thước chuồng gà chọi nên rộng, thoáng mát. Bởi 60% cuộc đời của chiến kê là ở chuồng, 20% là ở các không gian khác, 10% là ở các đấu trường. Vậy nên, chuồng phải rộng thoáng, đủ để gà thoải mái di chuyển, bay nhảy, hoạt động.
  • Trong chuồng nên có một cây sào bắc ngang ở phía trên để gà có thể ngủ nghỉ. Và đây cũng là “dụng cụ” để gà tập luyện.
  • Ưu tiên xây chuồng bằng những vật liệu chắc chắn. Nhưng ngoài bê tông, cốt thép, sư kê cũng có thể chọn vật liệu gỗ nhé!

nên xây chuồng gà chọi bằng vật liệu chắc chắn

  • Kíchh thước chuồng gà chọi rất quan trọng, nhưng đừng bỏ qua yếu tố “Sống chung” giữa các chiến kê. Hầu hết mọi sư kê đều biết rằng, gà đá cần phải nuôi nhốt tiêng để tránh tình trạng chúng cắn mổ nhau, hạn chế tình trạng bùng dịch bệnh khi một cá thể nào đó mắc bệnh truyền nhiễm. Đồng thời nhốt chung gà đá với nhau cũng làm tăng bản tính hung hăng, máu chiến cho chiến kê. Nếu chuồng nuôi thông thoáng, có cửa sổ thông nhau giữa các chuồng, cần che chắn bằng vải hoặc carton.
  • Kích thước chuồng gà chọi tiêu chuẩn là 2m x 1m x 1.5m (dài x rộng x cao). Tuy nhiên như đã nói ở trên, diện tích bao nhiêu là tùy vào điều kiện cụ thể của sư kê. Nhưng nên nhớ rằng, xác định chơi gà thì nên có sự đầu tư ngay từ ban đầu để gà hưởng trọn không gian sống tốt nhất.

HƯỚNG CHUỒNG GÀ CHỌI – YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG XÂY CHUỒNG NUÔI

Ngoài yếu tố kích thước chuồng gà chọi ra thì sư kê cũng cần quan tâm tới hướng xây dựng chuồng. Bởi đây cũng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới việc chăm sóc gà. Nếu chọn sai hướng chuồng, gà sẽ bị nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Nếu muốn gà khỏe mạnh, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết thì cần đầu tư chi phí làm mát, giữ ấm cực lớn.

Nếu ban đầu bạn chọn đúng hướng chuồng thì tất cả các vấn đề này đều được giải quyết nhanh chọn. Vậy nên chọn hướng xây chuồng gà chọi như thế nào cho hợp lý?

chọn hướng xây chuồng gà chọi

Theo kinh nghiệm từ xưa mà ông cha truyền lại, khi xây chuồng gà nên tránh đặt hướng Đông. Bởi hướng này kị với gia súc, gia cầm và cả quá trình chăm sóc, cho ăn,… không được thuận lợi. Nên đặt chuồng gà theo hướng Đông Nam hoặc Nam. Như vậy gà sẽ được mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Bên cạnh đó, cũng nên tránh xây chuồng gà theo hướng Tây Nam, hướng Tây. Vì hướng này khá nóng vào mùa hè, nắng rất gay gắt, lại hút gió vào mùa đông, không tốt nhé!

Thêm nữa, sư kê nê chọn lưới bên ngoài chuồng là loại lưới mắt cáo, lưới nhỏ. Như vậy sẽ hạn chế được tình trạng chuột, rắn chui vào cắn gà. Khóa chuồng nên được gia công chắc chắn để tránh kẻ gian đột nhập lấy cắp gà chiến của bạn.

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHÁC CỦA KÍCH THƯỚC CHUỒNG GÀ CHỌI CŨNG NHƯ QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC

Mặc dù là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ tới việc chăm nuôi chiến kê. Thế nhưng chuồng gà không phải là tất cả. Tại sao? Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp gà sư kê không xây chuồng nuôi theo kích thước chuồng gà chọi tiêu chuẩn nhưng vẫn tạo ra những thần kê, dị tướng với khả năng chiến đấu cực đỉnh. Điều này để nói rằng, gà đá hay hay dở còn phụ thuộc vào bản thân của nó và chế độ dinh dưỡng, huấn luyện và cách chăm sóc của sư kê. Áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt, huấn luyện bài bản, tiêm phòng đầy đủ theo quy định là gà chọi có thể phát triển toàn diện, bất khả chiến bại.

Lưu ý khi nuôi gà chọi

Sư kê nên nhớ rằng, chăm chút vào chỗ nghỉ ngơi của chúng sẽ giúp hạn chế tới 40% cơ hội nhiễm bệnh của chiến kê:

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, khu vực ăn uống của gà và thay cát, rơm/ rạ lót chuồng liên tục sẽ giúp loại bỏ các mầm mống ký sinh, gây bệnh ảnh hưởng sức khỏe của gà.
  • Nên treo một ít lá sầu đâu hoặc mần tưới để đuổi bọ mạt rất tốt. Ngoài ra, trồng sả quanh chuồng gà cũng là cách để đuổi muỗi rất hiệu quả.
  • Chọn hướng chuồng tốt, kích thước chuồng gà chọi tiêu chuẩn nhưng vào mùa đông trời vẫn rất lạnh, nhất là ở các khu vực núi cao miền Bắc. Hãy mua thêm bạt, đèn sưởi để sưởi ấm cho chiến kê, để chúng không bị nhiễm lạnh.
  • Nên xây chuồng cao một chút, cách mặt đất chừng 20 – 50cm. Như vậy sẽ hạn chế được tình trạng chuồng nuôi bị ngập nước khi mưa lớn hoặc lũ lụt nhỉ.
  • Tham khảo các mẫu chuồng gà chọi đẹp, áp kích thước chuồng gà chọi tiêu chuẩn vào để kiến tạo nơi sống hoàn hảo cho chiến kê.

KẾT LUẬN

Như vậy có thể thấy, kích thước chuồng gà chọi như thế nào có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sức khỏe của chiến kê. Nhưng nó không phải là tất cả. Chỉ cần bạn có một chiến kê dòng giống tốt, chăm nuôi chuẩn, dinh dưỡng tốt, tập luyện bài bản thì chiến kê vẫn có thể phát triển tốt nhất. Hy vọng rằng các thông tin trên đã giúp các sư kê có thêm kinh nghiệm chăm nuôi gà chọi tốt nhất.