Rate this post

Các loại mào gà chọi khá đa dạng, có tên gọi khác nhau, tương ứng với một số đặc điểm khác biệt. Một số loại mồng gà thường chỉ xuất hiện trên những giống gà chọi đá tốt. Vậy những loại mồng gà này có đặc điểm gì? Cùng đá gà trực tiếp Thomo360 tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Mào gà – mồng gà là gì?

Mồng gà còn quen thuộc với một tên gọi khác là mào gà, dùng để chỉ phần thịt mọc trên đỉnh đầu gà, thường có màu đỏ hồng. Các loại mào gà chọi khác nhau có thể mang hình dáng và kích thước khác nhau, màu của mồng gà cũng có thể có sắc độ khác biệt. Thông thường, gà trống thường có phần mồng đỏ và to hơn so với gà mái. Người ta có thể dựa vào mồng gà để phân biệt một số loại gà khác nhau.

Về mặt khoa học, nguyên nhân xuất hiện của mào gà được giải thích bằng hai nguyên nhân chính:

  • Đây là bộ phận giúp gà giải nhiệt nhanh chóng trong điều kiện thời tiết nóng nực. Cơ chế giải nhiệt của gà là hạ nhiệt lượng máu thông qua mào và tích.
  • Mồng gà cũng là bộ phận giúp gà trống hấp dẫn những con gà khác giới. Mào càng lớn và có màu sắc đỏ rực thì càng thu hút.
Các loại mào gà chọi
Các loại mào gà chọi đa dạng hiện nay

Các loại mào gà chọi

Các loại mào gà chọi đã được phân loại dựa trên kinh nghiệm lâu năm của các sư kê. Bốn loại mồng gà chính tại Việt Nam là mồng trích, mồng trà, mồng lá và mồng dâu. Trong đó, gà chọi thường xuất hiện hai loại mồng lá và mồng dâu. Cùng tìm hiểu chi tiết về các loại mào gà chọi như sau.

Gà chọi mồng lá

Gà chọi mồng lá có độ dày mồng không quá lớn, chúng là phần thịt mềm rất nhẵn nhụi. Về hình dáng, mồng lá sẽ kéo dài trên đỉnh đầu với phần trên cùng bao gồm 5 đến 6 chóp. Mào có hình nửa Oval với phần chóp giữa là đỉnh cao nhất. Mồng lá ở gà trống to hơn và dày hơn so với mồng lá xuất hiện ở gà mái.

Tùy thuộc vào từng giống gà mà mồng lá gà mái có thể ở trạng thái xiêu vẹo hoặc thẳng. Ở gà trống, mồng thường cứng hơn và luôn dựng thẳng, chia làm 3 phần trước, sau và giữa. Ngoài ra, mồng còn kéo ra phía đằng sau đầu, gọi là lưỡi mồng.

Các loại mào gà chọi
Mồng gà chọi trống và mái có sự khác biệt

Gà chọi mồng trà

Các loại mào gà chọi phổ biến hiện nay không thể thiếu loại mồng trà thường xuất hiện ở gà chọi. Mào gà này sẽ khá đặc và thường có hình dáng hơi cong theo đầu gà. Mồng gà có phần chính hơi phồng và có những gai nhỏ lởm chởm. Các loại mào gà chọi mồng dâu cũng có thể có một số khác biệt về kích thước, tùy theo giống gà lớn hay nhỏ.

Gà chọi mồng dâu

Gà chọi mồng dâu thường có 3 khía, khía chính giữa nằm ở đỉnh đầu và có vị trí cao hơn so với hai khóa hai bên. Nhìn chung, những con gà chọi mồng dâu sẽ có độ dài mào chỉ ở mức trung bình đến thấp. Nếu trong quá trình thi đấu thì kích thước này sẽ không gây vướng víu nhiều cho chiến kê. Bề mặt của mào sẽ trơn lì hoặc có một số gai nhỏ.

Các loại mào gà chọi
Mồng gà có thể có một số gai nhỏ

Gà chọi mồng vua

Gà đòn, gà chọi có mồng vua là khi chúng có 1 lưỡi mồng mọc từ giao điểm giữa đầu và mỏ, và hơi ngả về sau thành hình cái vương miện ở chính giữa đỉnh đầu. Vành của mồng được chia đều bởi các chóp và kết thúc ở phía sau.

Gà chọi mồng chạc

Các loại mào gà chọi hiếm có thể kể đến là mồng chạc ở gà chọi. Thông thường, mồng chạc sẽ gồm 2 nhánh, có hình dáng như một cặp sừng có phần gốc nối với nhau. Một số ví dụ về mồng chạc là Sultan, Houdan, Crevecoeur, Polish…

Gà chọi mồng trích

Đây là một kiểu mồng có chiều cao khiêm tốn, nhỏ gọn và có bề mặt mịn màng, không quá phát triển. Gà chọi có mồng trích được các chủ kê khá yêu thích và săn đón bởi chúng có khung xương phần cứng rất liền mạch. Do đó, tốc độ phản ứng trong mỗi trận đấu cũng trở nên nhanh nhẹn hơn.

Mồng gà có thể làm gà bị vướng víu khi chiến đấu
Mồng gà có thể làm gà bị vướng víu khi chiến đấu

Gà chọi mồng trích rất lì đòn, có sức bền tốt nên có thể phát huy rất tốt khả năng chiến đấu trong những trận gà nòi, gà tre hoặc đá cựa. Theo kinh nghiệm của nhiều sư kê, gà mồng trích đẹp thì phải có phần đỉnh chóp nhọn và hướng lên, thể hiện trạng thái của gà đang rất khỏe mạnh và có thể đá hay.

Gà chọi mồng ác

Trong các loại mào gà chọi thì mồng ác không được đánh giá quá cao. Loại mồng này thường có hình dạng khá tròn, có khả năng phồng lớn nên có thể gây nhiều vướng víu cho sư kê. Chúng có chiều rộng lớn hơn chiều dài khác nhiều, đỉnh mào sẽ có nếp gấp xen lẫn phần răng cưa. Mồng ác có thể có khoảng 2-3 chóp. Tuy nhiên, đôi khi phần chóp này cũng bị che mất, hoặc có trường hợp mào gà không có chóp.

Bài viết trên đã tổng hợp các loại mào gà chọi phổ biến và nêu một số đặc điểm nhận dạng phổ biến. Mong rằng sư kê khi chọn chiến kê sẽ phân biệt được mồng gà, từ đó đánh giá và cân nhắc về khả năng chiến đấu của gà đá!