Rate this post

Trong quá trình chăm nuôi gà chọi, tình trạng gà bị cựa, bị tang không hề hiếm gặp đối với các sư kê, nhất là những người đã chơi gà chọi lâu năm. Thường thì gà bị cựa sau khi thi đấu. Vì thế, để gà phục hồi nhanh nhất, bạn phải nắm được cách điều trị và chăm sóc chúng sao cho hiệu quả. Muốn biết cách chữa trị, chăm sóc như thế nào chuẩn, hiệu quả. Cùng tham khảo bài viết này, đá gà trực tiếp sẽ chia sẻ tới bạn một số thông tin hữu ích.

gà bị cựa

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ VẾT THƯƠNG BỊ CỰA, BỊ TANG

Thi đấu xong, nếu gà có triệu chứng gà bị cựa, bị tang, sưng phù, sư kê phải có biện pháp xử lý ngay, tránh để lâu ngày sẽ khiến cho chiến kê bị suy giảm sức khỏe, mệt mỏi, suy yếu. Với trường hợp gà bị tang ít thì có thể dùng tăm hoặc chân ngang se vào lỗ cựa để vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, đất cát bám ở kẽ. Tiếp đến dùng dầu xanh thoa vào vị trí bị thương và cho gà uống thuốc giảm đau.

Nếu gà bị cựa, bị tang nặng, tốt nhất bên cho gà uống thuốc tan máu bầm, kết hợp kháng sinh tổng hợp như B1000, B625. Trong trường hợp gà có thêm những triệu chứng như ói mửa thì phải súc kỹ bầu diều cho gà để máu đông không còn đọng lại bên trong. Tiếp đến, cho gà nghỉ ngơi ở nơi ấm, không có gió lùa và cho uống nước mắm nhĩ. Hôm sau có thể xay cua đồng lọc bã, lấy nước cốt cho gà uống. Cách điều trị này giúp gà nhanh hồi phục tức thì.

cách chăm sóc gà bị tang

Với những trường hợp gà bị cựa, bị tang sưng phù nề đầu, cổ thì nên vạch mỏ gà ra, rạch một đường dưới lưới chừng 0,5cm. Dùng tay vuốt nhẹ nhàng, từ từ để nốt bầm tan dần. Bên cạnh đó, có một số trường hợp gà bị cựa ở ngay mắt, sưng mắt. Bạn có thể dùng hoa đu đủ tươi, vò nhuyễn rồi chà nhẹ lên vị trí mắt bị sưng. Quầng thâm đen sẽ từ từ tan hết. Một số sư kê còn dùng ruồi xanh để trị gà bị cựa mắt. Nhưng cách này không hiệu quả nhiều bằng dùng hoa đu đủ.

Gà bị cựa có triệu chứng bị trúng gió, vẹo cổ thì sư kê có thể xoa dầu gió từ 2 – 3 lần vào khu vực đó. Buổi tối cũng nên om bóp cho gà 1 lần trước khi gà lên chuồng.

Ngoài ra, sư kê còn cho ăn thạch sùng ngâm rượu cũng tương đối hiệu quả trong việc điều trị gà trúng gió, vẹo cổ.

Đối với gà đang bị bệnh cựa, tang thì sư kê phải đảm bảo chuồng trại phải giữ ấm, tránh gió lùa, vệ sinh sạch sẽ. Theo dõi sát sao từ 1 – 2 ngày xem tình trạng bệnh của gà như thế nào để kịp thời đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

dấu hiệu gà bị cựa, bị tang

CÁCH NUÔI, CHĂM SÓC GÀ BỊ CỰA, BỊ TANG

Với gà bị cựa, bị tang, việc đầu tiên sư kê cần làm chính là kiểm tra sức khỏe của gà. Xem xét kỹ các vết bầm, vết thương và máu tụ của gà. Đồng thời, giữ chuồng trại sạch sẽ, ấm áp, không bị gió lùa nhưng cũng phải thông thoáng. Gà bị nhiễm lạnh sẽ khiến vết thương trở nặng và nhanh bị xuống sức hơn.

Thêm lưu ý nữa trong cách chăm nuôi, chăm sóc gà bị cựa, bị tang mà sư kê cần nhớ đó là không cho gà ăn ngay sau khi thi đấu xong. Nên cho gà nhịn đói. Để gà nghỉ ngơi và hôm sau khi gà đã phần nào lại sức thì cho gà ăn rau xanh, cơm nóng cho dễ tiêu hóa. Bổ sung thêm thức ăn tanh, đồ tươi cho gà nhưng phải nấu chín. Chẳng hạn như lươn, trạch nhỏ, cá, thịt bò… Duy trì chế độ chăm sóc đó cho tới khi gà hoàn toàn bình phục thì quay trở lại chế độ dinh dưỡng như thông thường.

chăm sóc gà bị cựa

NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI GÀ BỊ CỰA, BỊ TANG

Ngoài những thông tin ở trên, khi chăm nuôi gà bị cựa, bị tang thì sư kê cũng cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Với chiến kê đang bị cựa, bị tang. Không nên tiến hành om bóp, vần gà, xổ gà. Nên cho gà nghỉ ngơi để vết thương lành và phục hồi sức khỏe hoàn toàn thì mới tiếp tục thực hiện.
  • Trường hợp gà bị cựa, bị tang nặng tới mức gãy cánh. Cần tiến hành nẹp cố định phần bị gãy lại. Cho gà vào chuồng hẹp để tránh gà vỗ cánh, vẹo cánh và lâu hồi phục. Bên cạnh đó, bổ sung thêm cho gà thuốc Canxi Dioxin để vết thương nhanh lành hơn, xương cứng cáp hơn. Sau một tháng điều trị, bỏ nẹp ra. Nếu gà có thể vỗ cánh, đạp như bình thường, tiếp tục nuôi và dùng để chọi trong các trận chiến tiếp theo. Trường hợp cánh gà không thể hồi phục như ban đầu, chỉ có thể dùng để đúc giống mà thôi.
  • Khi điều trị gà bị cựa, bị tang, cần đảm bảo thao tác chuẩn, đúng kỹ thuật, tránh bị nhiễm trùng. Ngoài ra, chuồng nuôi nhốt gà phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, kín gió nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Sẽ giúp gà nhanh chóng phục hồi tốt hơn.

lưu ý khi chăm gà bị cựa

KẾT LUẬN

Như vậy, ở phía trên chúng tôi đã chia sẻ tới độc giả cách điều trị, chăm sóc gà bị cựa, bị tang hiệu quả nhất, đã được nhiều sư kê áp dụng và kiểm chứng. Những sư kê mới vào nghề có thể tham khảo để trị liệu cho chiến kê của mình. Nhưng quan trọng nhất, phải thật cẩn thận, chăm sóc kỹ càng, đúng kỹ thuật thì gà mới nhanh chóng khỏe, không mất sức, sớm có thể thi đấu trở lại được. Nếu anh/ em còn cách nào chữa gà bị cựa hay và hiệu quả nữa, hãy chia sẻ để các sư kê khác cùng tham khảo nhé!