Rate this post

Để có thể nuôi được gà đá “thành tài” cần phải lưu ý rất nhiều điều, áp dụng nhiều phương pháp khác nhau mới mang lại hiệu quả. Mỗi sư kê lại có những cách chăm gà đá riêng của mình. Với những ai mới vào nghề, chắc hẳn không khỏi bị hoang mang, choáng ngợp với lượng kiến thức khổng lồ này và không biết phải áp dụng như thế nào cho đúng. Do vậy, để các anh em sư kê mới vào nghề không bị bỡ ngỡ, đá gà trực tiếp Thomo360 đã tổng hợp từ A – Z cách nuôi gà chọi chiến để anh em tham khảo. Cùng xem quy trình đào tạo một chiến kê dũng mãnh như thế nào ngay sau đây.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHOA HỌC – CÁCH NUÔI GÀ CHỌI CHIẾN KHỎE MẠNH

Chế độ dinh dưỡng được coi là yếu tố hàng đầu quyết định tới sức khỏe của gà chiến. Gà khỏe thì mới có thể huấn luyện, thi đấu đạt kết quả cao như sư kê mong muốn.

cách nuôi gà chọi chiến

Cách nuôi gà chọi chiến không khó, thức ăn dành cho gà đá cũng không quá khó tìm nếu không muốn nói là rất đơn giản. Quan trọng là cách anh em cho gà ăn, định lượng và thời gian ăn như thế nào để thức ăn có thể chuyển hóa thành năng lượng, không phải mỡ thừa.

Về thời gian cho gà ăn

Với chiến kê, anh em chỉ nên cho chúng ăn 2 bữa/ ngày vào sáng  (khoảng 9h) và buổi chiều (từ 4h – 5h). Nhưng vào mùa đông, trời nhanh tối hơn, anh em nên đẩy thời gian cho gà ăn buổi chiều lên sớm hơn một chút để gà không bị lạnh.

thời gian cho gà chọi ăn

Lưu ý, thời gian này chỉ áp dụng với gà từ 6 tháng tuổi trở lên. Gà nhỏ hơn thì có thể cho chúng ăn thoải mái bất cứ khi nào cũng được.

Về thức ăn

Chọn thức ăn phù hợp cũng là một trong bí kíp cách nuôi gà chọi chiến mà anh em cần nhớ:

  • Với gà chọi con: Thức ăn chính sẽ là cám công nghiệp, ngoài ra bổ sung thêm rau xanh. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của chúng còn non, chưa hoàn thiện, cho ăn thóc lúa hay những thức ăn tanh, sống sẽ làm chúng bị khó tiêu, chứa giun sán trong dạ dày, không tốt chút nào. Khi gà còn nhỏ, làm thế nào để chúng sống, ăn nhiều, tăng cân, đề kháng tốt là điều chú trọng trước tiên.
  • Với gà chọi 6 tháng tuổi trở lên: Ở giai đoạn này, nên loại bỏ hoàn toàn cám công nghiệp trong khẩu phần ăn của gà. Cho gà ăn thóc/ lúa (đã được ngâm sẵn để dễ tiêu hóa) và kết hợp rau xanh để lông gà mềm mượt hơn. Thi thoảng cho gà ăn thêm đồ tanh như: dế, lươn, trạch, thịt bò… để tăng độ hung hăng, máu chiến.

Liều lượng thức ăn cho gà chiến

Cũng giống như loại thức ăn ở trên, với liều lượng cũng sẽ có sự khác nhau ở từng giai đoạn phát triển của gà. Phải đảm bảo liều lượng, thời gian cho gà ăn để thức ăn có thể chuyển hóa thành năng lượng nuôi cơ thể chứ không phải là mỡ thừa. Đó mới là cách nuôi gà chọi chiến thông minh.

Như đã nói ở trên, với gà chọi con ta có thể cho ăn bao nhiêu cũng được, tùy sức ăn của chúng. Miễn sao gà mau khỏe, hệ tiêu hóa hoàn thiện. Nhưng với gà trưởng thành, không nên cho ăn quá nhiều sẽ khiến chúng tăng cân nhanh, ù lì, di chuyển khó khăn, khó có thể giành ưu thế khi tham gia trường đấu.

liều lượng thức ăn cho gà chọi

Liều lượng thức ăn phù hợp trong cách nuôi gà chọi chiến mà các sư kê hay áp dụng với gà trưởng thành đó là:

  • Thóc: 0.25kg
  • Rau: 0.1kg
  • Lươn/ thịt bò: 0.1kg

Ngoài ra sư kê có thể bổ sung thêm một số thực phẩm khác nữa như: Vịt lộn, giun, tép, lòng đỏ trứng, cà chua, chuối xiêm… để tăng cơ, tăng đề kháng cho gà.

HUẤN LUYỆN ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN PHÙ HỢP – CÁCH NUÔI GÀ CHỌI CHIẾN ĐỦ PIN ĐỦ LỰC

Ngoài việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ở cách nuôi gà chọi chiến chuẩn anh em còn phải áp dụng chế độ tập luyện đúng phương pháp, thời gian phù hợp nữa.

Không huấn luyện khi gà chưa đủ tuổi

Một sai lầm mà tin chắc rằng rất nhiều anh em sư kê mắc phải khi nuôi gà chọi chiến đó là cho gà tập luyện quá sớm. Trên thực tế, gà tầm 7 – 9 tháng có thể ra trường và đá như bình thường. Tuy nhiên cơ hội để chúng giành chiến thắng là rất thấp.

Không huấn luyện gà khi gà còn nhỏ

Tầm tuổi đó, gà chọi khá háo thắng, máu đá nhưng sức lực chúng không đủ. Ra trường đấu gặp phải những đối thủ sừng sỏ, có kinh nghiệm thì khả năng bại là rất cao. May mắn thì chỉ bị thua thôi. Nhưng tệ hại hơn là bị thương tật nặng, sưng mỏ, mù mắt, thậm chí là bỏ mạng, không được gì rất đáng tiếc.

Chính vì vậy, thời điểm gà còn chưa đủ tuổi, chưa đủ sức ra đấu trường thì các sư kê nên đầu tư cho chúng cứng cáp thêm rồi mang đi cáp độ cũng chưa muộn. Thời điểm lý tưởng để huấn luyện cho gà chiến đó là từ 10 – 11 tháng. Sớm thì cũng 9 tháng trở ra nhé anh em!

Những bài tập luyện dành cho gà

Khi gà được 9 tháng tuổi, sư kê mang gà ra để tập luyện, chuẩn bị cáp độ. Tầm tuổi này, anh em có thể tham khảo và áp dụng cách nuôi gà chọi chiến với các bài tập sau đây:

bài tập vần hơi, vần đòn cho gà chọi

  • Vần hơi: Bài tập này được nhiều sư kê áp dụng với mục đích là tăng thể lực, tăng sức bền cho gà. Bạn chỉ cần chọn một con gà chùng chạng cân với gà cần luyện tập. Bịt mỏ và cựa của cả hai con lại để chúng không bị thương tích khi vần. Sau đó cho hai cổ của chúng quần lại với nhau.
  • Vần đòn: Cũng tương tự như vần hơi ở trên, nhưng với vần đòn, chúng ta sẽ cho chúng nó thi đấu với nhau. Lưu ý, vẫn cần bịt mỏ và cựa của gà lại, hạn chế tối đa thương tích cho chiến kê. Bài tập này sẽ giúp gà tăng sức bền, tăng thể lực, rèn luyện được sự hăng máu và tinh thần chiến đấu cho gà nữa.

vần đòn gà chọi

  • Vần người: Thay vì sử dụng gà khác cùng chạng, với bài tập vần người này bạn sẽ đóng vai trò là đối thủ của chiến kê và luyện tập cùng gà.
  • Chạy lồng: Đây là bài tập giúp chân gà săn chắc, đá có lực hơn. Với bài tập này, chúng ta chỉ cần chuẩn bị 2 lồng có kích thước to nhỏ khác nhau. Cho một chú gà chiến vào trong lồng. Gà cần tập luyện thì để ở ngoài. Làm sao để 2 gà chiến không cọ mỏ vào nhau được. Sau đó thì cho gà ở ngoài lồng chạy rượt quanh lồng là được. Bài tập này giúp gà tăng sự máu chiến và độ cứng cáp cho đôi chân của mình.

chạy lồng gà chọi

Để cách nuôi gà chọi chiến mang lại hiệu quả, khi huấn luyện sư kê cần thực hiện các bài tập một cách bài bản. Ban đầu cho chúng tập luyện với cường độ vừa phải. Sau đó nâng dần cấp độ lên. Khi đạt mức độ bạn thấy việc luyện tập đạt yêu cầu, từ từ giảm cường độ xuống.

Muốn việc huấn luyện, vần gà mang lại hiệu quả cao nhất, sư kê có thể áp dụng thêm công thức vần gà sau đây:

  • Kỳ 1: Vần 1 hồ đòn cho gà trong khoảng 15 – 20 phút. Sauk hi vần xong, cho gà nghỉ giải lao 8 ngày. Nghỉ xong, tiếp tục vần 1 hồ đòn với thời gian từ 30 – 40 phút và nghỉ giải lao 7 ngày.
  • Kỳ 2: Tăng lên 2 vần hồ đòn cho gà với thời gian từ 17 – 20 phút rồi cho nghỉ 2 – 3 tuần. Tiếp đến vần từ 30 – 40 phút trong vần 2 hồ đòn và nghỉ 10 ngày.
  • Kỳ 3: Cho gà vần hồ đòn 3 – 4 hồ trong khoảng 17 – 20 phút rồi nghỉ 21 – 28 ngày, kết hợp bắn chân 5 phút. 3 ngày sau thì vần 4 hồ trong 30 – 40 phút và nghỉ 10 ngày, bắn chân 5 phút. Sau khoảng 4 ngày thì bắn chân gà 10 phút và cho gà nghỉ 1 tuần thì mang đi cáp độ.

Dùng thuốc om bóp để da gà săn chắc, chịu đòn tốt

Gà đá cựa thì chúng ta không cần quá quan trọng về quá trình om bóp. Bởi gà cựa có bộ lông rất dày, như một bộ áo giáp bảo vệ chúng khi ra trường đấu rồi. Nhưng với gà chọi, gà đòn lông không nhiều, da được coi là áo giáp bảo vệ chúng. Vậy nên da buộc phải dày để chịu đòn tốt, tránh cho gà bị trầy da, tróc vẩy, chảy máu khi thi đấu.

Để da gà trở nên đỏ hơn, dày hơn, chịu đòn tốt hơn, anh em có thể lưu lại cách nuôi gà chọi chiến này lại để om bóp cho chiến kê của mình nhé!

om bóp cho gà chọi

  • Nguyên liệu: Mua thuốc bắc dành riêng cho gà chọi. Có thể mua thêm nghệ để om bóp cùng giúp da gà đỏ hơn.
  • Về cách thực hiện: Đầu tiên, bỏ 0.5gr thuốc + nghệ thái lát (nếu có) với 1 lít nước đun sôi chừng 10 phút. Sau đó để nguội và om bóp cho gà.

Ngoài cách sử dụng thuốc bắc để om bóp cho gà chọi, sư kê có thể trộn nghệ xay nhuyễn cùng với rượu rồi thoa trực tiếp lên da gà cũng rất hiệu quả. Muốn da gà đỏ hơn, dày hơn thì nên kết hợp phun rượu, dầm cán nữa nhé!

BA VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG CÁCH NUÔI GÀ CHỌI CHIẾN

Để gà chọi chiến có thể sở hữu ngoại hình và miếng đánh ấn tượng. Đừng chỉ chăm chăm vào chế độ dinh dưỡng, các bài huấn luyện hay om bóp gà. Anh em sư kê còn nên để tâm tới một số vấn đề sau đây nữa trong cách nuôi gà chọi chiến để chiến kê hoàn hảo nhất.

Thứ nhất – Cắt tỉa lông gà chọi định kỳ

Như chia sẻ ở trên, với gà đá cựa sắt, cựa dao, chúng ta không cần tỉa tót bớt lông cho chúng. Bởi lông chính là lớp áo giáp bảo vệ gà khi ra đấu trường. Nhưng với gà chọi, gà đòn, quá nhiều lông sẽ gây vướng víu, làm chúng trở nên nặng nhọc, khó di chuyển. Đó là lí do vì sao chúng ta thường thấy những chiến kê này thường rất ít lông, trụi hẳn ở đầu và cổ, bầu diều.

cắt tỉa lông gà chọi định kỳ

Từ 12 tháng tuổi, gà chọi sẽ mọc nhiều lông và mọc liên tục. Sư kê nên chú ý cắt tỉa định kỳ, đặc biệt chú ý tới các vị trí:

  • Đầu và cổ: Nên tỉa gọn phần lông gáy, lông ở hai bên gần cổ. Tuyệt đổi không cắt lông ở hầu và đỉnh sọ của gà.
  • Hông và nách: Ở vị trí này, cắt tỉa từ lông nách cho tới phao câu, tiếp đến là lông mao ở lưng. Nhớ là không tỉa quá sát da, nhất là vào mùa lạnh kẻo gà dễ ốm. Mùa hè thì cắt tỉa ngắn một chút cũng được nhưng đảm bảo thẩm mỹ.
  • Đùi: Tỉa sạch phần lông mao ở đùi – cách gối tầm 5cm.
  • Bụng và lườn: Tỉa lông gọn gàng, không cắt quá sát da.

Thứ hai – Cắt tai tích cho gà

Thêm một lưu ý nữa trong cách nuôi gà chọi chiến mà anh em sư kê mới cần nhớ đó là cắt tai tích cho gà. Nếu chiến kê của bạn có tai tích quá dài, nên cắt bỏ chúng. Phần vì đảm bảo thẩm mỹ, phần vì để nó không là khuyết điểm khi gà ra trường đấu.

cắt tai tích gà chọi

Tai tích quá dài dễ bị đối thủ nhắm vào đó để cắt. Khiến gà bị đau, mất máu và dễ bỏ cuộc. 7 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để cắt tai tích cho gà. Lúc này cắt tai tích giúp gà mất ít máu hơn và vết thương cũng nhanh lành hơn. Trước khi cắt, nên cho gà uống trước 1 viên vitamin K để cầm máu. Buổi sáng vẫn cho gà ăn uống như bình thường. Nhưng trưa khoảng 11 giờ thì không cho gà uống nước, 6 giờ tối thì tiến hành cắt. Bạn có thể dùng kéo, dao lam… nhưng cần khử trùng thật kỹ để tránh nhiễm trùng.

Ngoài cách dùng kéo, dao để cắt như trên, bạn có thể dùng chun buộc chặt phần tai tích của gà lại để máu không vận chuyển đi nuôi phần tai đó. Tuy nhiên, cách này cần phải chờ một thời gian khá dài thì tai tích mới rụng.

Thứ ba – Biết cách phơi nắng cho gà chọi đúng phương pháp

Trong bí kíp cách nuôi gà chọi chiến của những sư kê lão luyện, họ rất chú tâm tới việc nuôi nhốt gà. Không nên để gà ở trong chuồng quá lâu. Nếu có sân vườn, hãy để gà tự do di chuyển. Vừa là cách để chúng rèn luyện thể lực, cũng vừa là cách để chúng thích nghi với điều kiện sống bên ngoài môi trường. Hấp thu vitamin D giúp xương trở nên cứng cáp hơn, khỏe mạnh hơn.

phơi nắng cho gà chọi

Nghe phơi nắng cho gà tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế chúng đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật. Đừng nghĩ rằng cứ mang gà ra sân phơi nắng mà xong. Ta còn phải canh thời điểm và thời gian phơi phù hợp nữa. Không phơi gà quá 30 phút. Không phơi gà quá muộn vào mùa hè nắng dễ làm gà bị say nắng. Tốt nhất duy trì việc phơi nắng đều đặn cho gà 2 lần, mỗi lần 30 phút trong khoảng 7h – 8h30 sáng. Mùa hè thì có thể phơi sớm hơn một chút.

HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI GÀ CHỌI CHIẾN SAU KHI ĐI TRƯỜNG VỀ

Cách nuôi gà chọi chiến không phải nuôi từ khi chúng nở ra, lớn lên, đi cáp độ là xong. Dù sau trận chiến gà thắng hay thua thì cũng nên hài lòng và chăm chút nó tốt hơn, để nó hoàn thiện hơn trong những trận chiến tiếp theo.

Vậy nên, sau khi đi đá về, đừng bỏ mặc chúng tự sinh tự diệt. Hãy kiểm tra cơ thể gà xem có bị thương, bị xước xát ở đâu không. Nếu có thì tìm cách chữa trị để gà phục hồi thể trạng tốt nhất.

Khi gà thi đấu về, nên dùng khăn mềm thấm nước ấm và lau rửa sạch sẽ cơ thể cho nó. Loại bỏ cát, máu còn vương lại. Dùng một chiếc lông gà sạch, nhúng nước lạnh rồi luồn sâu vào trong họng nó. Đây là kỹ thuật vỗ hen. Vì trong quá trình thi đấu, gà có hiện tượng nuốt đờm, máu xuống cổ. Không vỗ những thứ này ra sẽ khiến chúng bị khó tiêu, đầy hơi và có thể viêm nhiễm đường tiêu hóa.

vệ sinh chăm sóc gà chọi sau khi đá

Vỗ hen là kỹ thuật khá khó, với những ai chưa có kinh nghiệm, có thể dùng lá cây nào đó mà gà ăn được, vo viên rồi đẩy thẳng xuống cổ họng của nó. Mục đích là đẩy nhớt xuống bụng rồi thải ra ngoài qua đường phân.

Khi đã vệ sinh sạch sẽ, vỗ hen cho gà xong. Lấy một ít cơm và mồi để gà ăn. Dùng một chút rượu thuốc để xoa bóp cho gà. Cách này giúp gà thư giãn và cũng làm dịu vết thương bầm tím trên cơ thể chúng mà mắt thường ta không thấy được. Thực hiện hàng ngày công đoạn này cho tới khi gà khỏe hẳn thì dừng.

Ở những vị trí vết thương hở, vệ sinh, sát trùng sạch sẽ rồi thoa thuốc để vết thương chóng lành. Bên cạnh đó, sư kê có thể dùng thêm một số thuốc kháng sinh, giảm đau, vitamin B1 để gà tăng đề kháng.

bổ sung vitamin B1 cho gà

Sau khi gà đá về, không nên bắt tay cho chúng tập luyện ngay. Hãy để thời gian để chúng nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng thật nhiều. Khi các vết thương khỏi hẳn, sức khỏe ổn định thì bắt đầu tập luyện trở lại chưa muộn.

KẾT LUẬN

Đó là cách nuôi gà chọi chiến từ A – Z mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ tới anh em sư kê mới vào nghề. Nếu thấy bài viết hay, thiết thực, đừng quên chia sẻ tới anh em khác cùng tham khảo. Và nếu sư kê nào có cách nuôi gà chọi chiến hay hơn, hãy để lại ý kiến dưới bài viết để chúng ta cùng bàn luận và học hỏi nhé!