Rate this post

Gà bị liệt chân có thể xảy ra trong quá trình chăn nuôi hoặc sau khi gà đá vừa chiến đấu. Bệnh bại liệt trong chăn nuôi gia súc gia cầm hiện nay khá phổ biến và dễ gặp trên các đàn gà có quy mô từ nhỏ tới lớn. Cùng đá gà trực tiếp Thomo360 tìm hiểu về gà bị liệt chân cũng như phương pháp chữa trị tương ứng như sau.

Gà bị liệt chân vì mắc bệnh bại liệt

Trong một số trường hợp, sư kê có thể thấy gà bị liệt chân khi mắc bệnh phổ biến là bệnh bại liệu – bệnh Marek ở gà. Bệnh thường đến từ một số nguyên nhân như gà bị viêm da, viêm bàn chân và đồng thời thiếu chất. Bệnh có thể lây truyền dọc theo đường gà mái ấp trứng của anh.

Chế độ ăn uống thiếu chất

Canxi và Mangan là hai yếu tố quan trọng, mặc dù chiếm tỷ trọng không quá lớn trong các khoáng chất được gà hấp thụ. Trong giai đoạn gà nở được nửa tháng tới 1 tháng, chúng cần ăn uống thiếu chất dinh dưỡng sẽ khiến xương khớp gà không phát triển.

Ngoài ra, trong trường hợp gà được  nuôi nhốt trong chuồng quá lâu và không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì chúng không thể hấp thụ Vitamin D, chất Canxi trong xương cũng khó tổng hợp hơn. Do đó, gà dễ bị mắc các bệnh về xương khớp, lâu dần có thể bị bại liệt, chân gà sưng to trong khi cánh và thân ngắn bất thường. Gà gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và cuối cùng có thể chết.

Gà bị liệt chân
Gà ăn uống không đủ chất bị liệt chân

Gà mắc bệnh Marek

Gà mắc bệnh Marek sẽ bị bại liệt chân, không thể di chuyển và sức đề kháng yếu đi trông thấy. Bệnh thường được phát hiện trong giai đoạn gà được 4 đến 5 tháng tuổi. Biểu hiện của việc gà bị mắc bệnh Marek là chúng có hai chân dạng thẳng, một hướng về trước và một hướng về sau. Đồng thời, gà còn bị liệt cánh và cổ, di chuyển khó khăn, lâu dần gà có dấu hiệu bị bại liệt.

Bệnh Marek có phương thức lây lan chính là qua đường hô hấp, khiến cơ thể gà mệt mỏi, chấn ăn và gà gầy đi trông thấy. Khi gà đẻ mắc bệnh Marek thì lượng trứng cũng bị giảm, gà bị viêm dây thần kinh nên bị xệ cánh, đi lại khó khăn. Tỷ lệ tử vong với gà nuôi mà không tiêm phòng vắc xin bệnh Marek có thể lên tới 20-70%.

Gà bị liệt chân
Gà mắc bệnh Marek khiến chân bị liệt

Ảnh hưởng trong giai đoạn ấp nở

Nếu trong giai đoạn gà mẹ ấp nở có nhiễm virus có mầm bệnh, trứng gà sẽ bị lây nhiễm những vi khuẩn này và sau đó chúng tồn tại trong cơ thể gà con. Hiện tượng gà bị liệt chân bẩm sinh thường xảy ra khi gà mẹ ăn uống thiếu canxi và các chất khoáng trong quá trình ấp trứng. Gà mẹ không đi kiếm ăn mà chỉ nằm ấp trứng trong tổ trong thời gian dài cũng khiến cơ bắp tê liệt, gà bị liệt chân tạm thời.

Như vậy, nếu như gà đang trong giai đoạn đẻ trứng thì các thức ăn chăn nuôi nên được bổ sung lượng Canxi phù hợp. Khi đó, đàn gà có xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng gà bị liệt chân. Ngoài ra, nếu được phân loại gà, phân loại trứng kỹ càng, vệ sinh trứng sạch sẽ sau khi gà đẻ cũng giúp giảm thiểu khả năng phát bệnh.

Gà bị liệt chân
Gà bị bại liệt bẩm sinh

Cách điều trị hiệu quả

Như đã trình bày ở trên, 2 nguyên nhân chính khiến gà bị liệt chân thường là do thiếu chất hoặc gà mắc bệnh Marek. Để điều trị gà bị liệt chân hiệu quả, nên trộn các loại thực phẩm bổ sung có chứa Mangan và Canxi cho gà như Mebi-Calciphos, Canxi Max, Canxi Biotin…

Để phòng bệnh Marek, người chăn nuôi có thể thực hiện vệ sinh chuồng trại theo các khuyến cáo của bộ Nông nghiệp và thú y. Ngoài ra, nếu phát hiện gà bị bệnh thì nên khử độc và sát trùng ngay bằng Mebi-Iodine và thay chất độn chuồng đã khử khuẩn.

 Biện pháp phòng tránh bệnh gà liệt chân

Gà bị liệt chân có thể đến từ nhiều nguyên nhân tuy nhiên người chăn nuôi hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh, giúp bệnh ít có cơ hội phát trên gà với một số biện pháp:

  • Thường xuyên bổ sung Canxi và một số chất vi lượng vào khẩu phần ăn của gà. Những chất này sẽ giúp gà phát triển xương tốt hơn, hạn chế tình trạng chân gà bị bại liệt tốt hơn, gà đẻ trứng cũng có lớp vỏ cứng cáp hơn. Các hoạt chất này có thể được trộn cùng thức ăn hoặc pha nước để gà uống.
  • Thời tiết thay đổi trở nên lạnh hoặc nóng bất thường thì sư kê nên bổ sung Vitamin C cho gà để xương thêm chắc khỏe.
  • Bệnh Marek ở gà có thể phòng tránh bằng việc tiêm vắc xin để không xảy ra tình trạng gà bị liệt chân. Trong trường hợp trong đàn có gà bị bệnh Marek, người chăn nuôi hãy cách ly và tiêu hủy ngay, đồng thời vệ sinh sạch sẽ chuồng trại nơi vừa có gà bệnh.
  • Khử độc khu vực chăn nuôi, các chất độn, dụng cụ cho gà ăn thường xuyên để gà có sức đề kháng tốt nhất.
Gà bị liệt chân
Khử khuẩn, vệ sinh cho môi trường sống của gà luôn sạch sẽ

Bài viết trên chỉ ra một số trường hợp gà bị liệt chân, cách điều trị hiệu quả cũng như biện pháp phòng bệnh cho gà. Người chăn nuôi nên chú ý, quan sát biểu hiện của đàn gà thường xuyên để theo dõi và xử lý ngay khi gà có biểu hiện bị liệt. Từ đó không làm bệnh lây lan nhanh trên phạm vi cả đàn, đảm bảo năng suất gà thịt cũng như gà trứng.