Rate this post

Mặc dù có xuất xứ từ Nhật Bản, nhưng gà Shamo lại rất được ưa chuộng tại các nước châu Âu. Giống gà này sở hữu ngoại hình nổi bật, lối đánh cũng hết sức cáo. Vì thế mà chỉ mới du nhập vào Việt Nam mới đây thôi, nhưng gà Shamo đã nhanh chóng được nhiều sư kê Việt quan tâm, chăm nuôi để trở thành chiến kê chuyên nghiệp. Hãy cùng đá gà trực tiếp Thomo360 tìm hiểu xem giống gà này có gì đặc biệt mà nó lại “hot” đến vậy nhé!

XUẤT XỨ CỦA GÀ SHAMO

Như đã nói ở trên, gà Shamo là một giống gà chọi cua Nhật. Nhưng í tai biết rằng, nguồn gốc thực sự của chúng lại là từ Thái Lan. Những năm 1960 của thế kỷ trước, nó đã du nhập vào Nhật Bản. Trải qua nhiều lần lai tạo mới cho ra được giống gà Shamo được nhiều người yêu thích như hiện nay. Theo đó, cái tên gà Shamo là tên gọi khởi nguồn từ Sham (có nghĩa là Xiêm), tên gọi cũ của Thái Lan trước đây.

gà Shamo

Gà Shamo sở hữu hình thể oai phong, dũng mãnh, dáng đứng thẳng tắp như gà Serama của Indo nên gà Shamo còn có tên khác là Quân kê. Ngoài việc nuôi để làm cảnh ra, hiện gà Shamo còn được nuôi để thi đấu với lối đánh đặc trưng, sự khôn ranh, bản lĩnh trong các trận chiến. Gà Shamo ngày càng đá hay và khiến những người mê đá gà nức nở.

Xuất xứ gà Shamo

Những năm 1941, gà Shamo đã được Chính phủ Nhật Bản liệt vào danh sách những giống gà cần được bảo vệ, nhằm ngăn chặn sự tuyệt chủng của chúng. Ban đầu, phần lớn người mua gà Shamo đều mua chúng về để thi đấu lẫn nhau mua vui và làm cảnh mà thôi.

ĐIỂM NỔI BẬT CỦA GÀ SHAMO

Gà Shamo là giống gà rất thiện chiến. Khi vào trường đấu chúng rất ít khi bỏ chạy. Sẽ chiến đấu hết mình. Hình thể vạm vỡ đã phần nào cho thấy được sự hung dữ, mạnh mẽ của chúng ở cả gà trống lẫn gà mái. Tuy nhiên, chúng vẫn khá thân thiện, dễ dần với con người.

đặc điểm của gà Shamo

Gà giống gà thuần về đánh nhau, nhưng ở các nước phương Tây, Mỹ, gà Shamo lại ít khi được sửu dụng để chọi, giao đấu mà chúng thường được nuôi để đem tới các hội thi để giao lưu với các chiến kê khác.

Gà Shamo đẻ rất ít trứng. Nhưng bù lại, chúng đẻ, ấp và nuôi con cực kỳ khéo léo. Thịt của chúng khá dai nên ít khi nuôi để lấy thịt.

Gà Shamo còn được gọi là gà Quân Kê bởi sự đạo mạo, oai vệ như một vị tướng quân. Nhìn dáng vẻ bề ngoài của chúng, nhiều người nói rằng chúng khá giống với gà Serama của Indo. Các đặc điểm về trạng gà Shamo như sau:

  • Dáng đi thẳng, oai vệ
  • Trọng lượng khi trưởng thành có thể đạt 4 – 5kg, hoặc có thể hơn. Chiều cao khoảng 0.7m
  • Gà Shamo thừa hưởng thân hình to lớn của gen gà chọi Asil. Chính vì thế mà nhìn bên ngoài, chúng có thân hình cực to lớn, cơ bắp phát triển.
  • Gà Shamo có mỏ dài, mắt trắng như cũ vọ, lông mày lồi. Một số cá thể có mắt mày hơi vàng khi giai đoạn non tơ.
  • Cổ gà dài, hơi cong. Đuôi có lông ngắn bởi phần lớn hoạt động của chúng đều ở dạng đứng thẳng. Do thế mà lông ít phát triển hơn so với gà chọi thường.
  • Đùi và ức của gà không có lông. Tỷ lệ đùi và cẳng chân tương đối hoàn hảo ở mức 1.5

Ngoại hình gà shamo

  • Phần cánh của gà ép sát vào thân, phần vai nhô cao hơn, tạo dáng vẻ oai vệ như gà tướng quân.
  • Chân của gà Shumo đa số là màu vàng và xanh ô liu. Nhưng ở Nhật lại không chuộng gà chân xanh và đen.
  • Giống gà Shamo này thích sống tự do và không ưa nuôi nhốt trong chuồng.

GÀ SHAMO GỒM NHỮNG DÒNG NÀO?

Gà Shamo được chia thành nhiều dòng khác nhau tùy vào nguồn gốc lai tạo của chúng. Cụ thể như sau:

ĐẠI QUÂN KÊ HAY GÀ O-SHAMO?

Gà Shamo là giống gà có trọng lượng lớn. Gà trống trưởng thành có thể đạt trọng lượng 5,5kg. Còn gà mái có thể đạt 5kg. Thể trạng này tương đồng với tổ tiên của chúng đó là gà Asil.

Shamo đại quân kê

TRUNG QUÂN KÊ HAY GÀ CHU-SHAMO?

Từ Chu trong Chu-Shamo có nghĩa là Chu Nguyên Chương. Ám chỉ giống gà này có từ thời nhà Minh – Trung Quốc và du nhập sang. Từ đây chúng bắt đầu lai tạo với gà Shamo thuần chủng. Gà Chu-Shamo có trọng lượng vào khoảng 4kg với gà trống trưởng thành và 3kg với gà mái trưởng thành.

trung quân kê

NAM KINH QUÂN KÊ HAY GÀ NANKIN-SHAMO?

Giống gà này được đánh giá là gà lùn bởi chiều cao và trọng lượng của nó khá khiêm tốn so với gà Shamo thông thường.

Nam kinh quân kê

TIỂU QUÂN KÊ HAY GÀ KO-SHAMO?

Đây là giống gà Shamo có trọng lượng nhỏ nhất, chỉ ở mức 1.5kg đổ lại. Dù mang nhiều tố chất gà chiến, gà đòn nhưng hiện nay gà KO-Shamo vẫn chủ yếu được nuôi để làm cảnh, ít khi được đem đi đá.

Tiểu quân kê Shamo

Ngoài các dòng Shamo kể trên, chúng ta còn một số dòng khác nữa như: Gà Ehigo-Nankin-Shamo, Gà Yamato-Shamo, Gà Kinpa, Gà Yakido or Ygido, …

Không chỉ được ưa chuộng ở Nhật Bản, Shamo còn rất được yêu thích ở Mỹ và phương Tây. Ở những quốc gia này, giống gà Shamo sẽ được lai tạo với các giống gà tốt ở bản địa để tạo ra những thế hệ đời con có khả năng thích ứng tốt hơn nhưng vẫn sở hữu những ưu điểm nổi bật đặc trưng. Muốn xác định giống Shamo thuần chủng hay Shamo rặc thì ta cần dựa vào những tiêu chuẩn riêng, các yêu cầu riêng về gen di truyền. Vì thế, nếu không đạt yêu cầu, sẽ không công nhận đó là Shamo thuần chủng.

GÀ SHAMO Ở VIỆT NAM

Ngay phần đầu bài viết chúng tôi có nói tới, Shamo là giống gà với khả năng chiến đấu tốt, hung dữ, lỳ đòn nên du nhập vào Việt Nam đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm lớn của các sư kê. Mặc dù hiện nay, cộng đồng gà Shamo còn chưa nhiều như Asil. Nhưng chắc chắn trong tương lai, khi Shamo được lai tạo với gà Asil sẽ mang tới thế hệ gà con có khả năng thích nghi tốt với khí hậu và điều kiện cụ thể ở mỗi vùng miền.

Gà Shamo Việt Nam

Hiện nay, nguồn cung Shamo ở Việt Nam vẫn còn khá ít, nhưng không vì thế mà bạn lơ là trong việc tìm hiểu kỹ thuật cũng như các thông tin, địa chỉ mua gà uy tín nhé! Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi mua để giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải.

KẾT LUẬN

Đó là những thông tin về gà Shamo mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các sư kê. Có thể thấy rằng, đây là một giống gà thiện chiến, hình thể tốt, rất đáng để chăm nuôi trở thành chiến kê thực thụ. Nhng nhớ là anh em tìm chỗ mua uy tín nhé để tránh mua phải gà kém chất lượng, mất công nuôi dạy lại không đem lại kết quả như mong đợi.